CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 174

Cũng trong trường hợp đó, ắt sẽ trở nên cuộc đấu khẩu quyết liệt nếu

người chồng quắc mắt: “Hứ, cô thì tốt lắm chứ gì? Trước đây, ai đã từng ăn
uống vô tội vạ, tăng cân vùn vụt đến độ béo phì? Hay hớm gì mà góp ý
người khác?”. Thế đấy, cứ soi mói lỗi lầm của người khác ư? Rất dễ. Dễ
bởi vì ai lại không có lỗi? Ai lại không có những điều chưa hoàn thiện?

Tôi rất thích quan niệm sống của ông cụ gần nhà. Cụ bảo, sống trên

đời, cách tốt nhất cho mình và cho người là hãy tìm lấy tính tốt của nhau.
Cụ nói thêm, khi quan sát chữ “nhân”, ta thấy do

人 “nhân” (người) và 二

“nhị” (số hai) hợp thành. “Nhị” có thể xem là ký hiệu chỉ sự lặp lại, cũng
biểu thị con người. Như vậy, nghĩa gốc của “nhân” là “người thân ái với
người”.

Sự thân ái đó rõ ràng là có, đã tạo dựng được trong các mối quan hệ

trước đó, nhưng oái oăm, lại có lúc người ta xổ toẹt cả. Trong truyện ngắn
Cười, nhà văn Nam Cao viết câu này thật hay, vợ chồng nọ từng thương
yêu đến tận cùng chân tơ kẽ tóc, nhưng lúc cãi nhau: “Cứ vậy, tiếng bấc
đưa đi, tiếng chì quăng lại, người nào cũng nghĩ đến sự quá quắt của người
kia mà không chút ngó đến sự quá quắt của mình. Cũng không ai chịu nhớ
rằng: ngoài những lúc giận nhau, họ là cặp vợ chồng rất tốt. Chồng thương
vợ, vợ thương chồng, đôi bên luôn luôn tìm cách làm cho nhau đỡ khổ”. Ấy
thế, lúc cơn giận ùa đến như lửa cháy phừng phực, họ lại quên đi những gì
đã từng tâm niệm, từng san sớt, từng vỗ về. Cứ cãi nhau chí chóe, ngang
nhiên đổ thêm dầu vào lửa. Vợ chồng còn thế, huống gì người dưng nước
lã, những quan hệ đồng nghiệp, bà con láng giềng?

Rõ ràng tính nết con người ta, lạ lùng thật, khi đã ghét, đã tranh cãi,

lập tức trong mắt mình chỉ thấy rặt tính xấu, dù trước đó, họ đã làm cho ta
biết bao điều tốt. Nếu lúc “gay cấn” ấy biết nghĩ lại một chút thôi, nghĩ lại
sự tốt đẹp đã làm cho nhau thì mọi sự đã khác. Đọc trên báo, chúng ta rùng
mình với những vụ án rợn tóc gáy, không hiểu tại làm sao có những đôi
tình nhân, từng yêu nhau thắm thiết nhưng lại có thể tước đi mạng sống của
nhau? Chỉ có thể giải thích, do lúc ấy, sự ghen tuông, ích kỷ đã làm mờ lý
trí khiến người này quên đi sự tốt đẹp của người kia. Sự tốt đẹp ấy, chắc
chắn cả hai từng có nên mới gắn kết để tạo ra sự đồng điệu. Nhưng rồi lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.