CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 44

MÌNH ƠI! TÔI GỌI LÀ NHÀ

Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi

C

âu thơ ngẫu hứng giang hồ của trung niên thi sĩ Bùi Giáng đã nói

về cái nhà theo nghĩa bóng hay nghĩa đen? Có lẽ cả hai.

Nhà tôi? Sao không là người đầu ấp tay gối, đêm thương ngày nhớ,

ngày đũa chung đôi, đêm nằm chung chiếu? Nhà tôi? Sao không là nơi
“Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai” mà nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn trong vô vọng rã rời đã từng thốt lên? Nhà tôi? Vâng ạ,
nhà của tôi. Một cái nhà có thật trong đời sống xô bồ và bất trắc này. Sao
lại cái nhà mà không là gì khác? Mẹ tôi bảo, đời người khó nhất vẫn là làm
nhà và cưới vợ. Tục ngữ ca dao lại bảo, “đàn ông làm nhà, đàn bà nuôi
lợn”. Còn tôi, tôi nghĩ gì? Thưa,

Cùng tất cả đàn ông trên trái đất này
Xin nâng cốc rượu
Chúc mừng sự vĩnh cửu viết hoa:
Phụ nữ chở che ta độ lượng tựa ngôi nhà
Nói cách khác, chức năng của cái nhà đối với người đàn ông, cũng

phải tiện ích như đến với... một người phụ nữ (!?). Buồn cười nhỉ? Sao lại
buồn cười? Trước hết, phải là sự riêng biệt, không chung chạ. Sự chung
chạ, chật chội, xô bồ của các thành viên sống trong một căn nhà không
chóng thì chầy cũng mệt. Cũng éo le. Cũng “oải trời đậu”. Cũng như nỗi
khổ tột cùng của đôi uyên ương trong phim Chìa khóa vàng mà đạo diễn Lê
Hoàng dựng từ kịch bản Đi tìm chỗ ngủ của Đoàn Tuấn: Ngày mai chàng ra
trận, nhưng cả hai không thể tìm ra một chỗ để “nhỏ to tâm sự”. Trăm sự
phiền toái, oái oăm cũng do không có cái nhà cho riêng mình. Khổ thế đấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.