? Tôi tớ mà bình thì lấy ai sai khiến ? Thế thì bình làm sao được ? » Khổng-
Tử hỏi : « Thế mày có biết lửa nào là không có khói, nước nào mà không
có cá, núi nào không đá, cây nào không cành, người nào không vợ, vợ nào
không chồng, châu nào không sừng, ngựa nào không vó, đực nào không
cái, cái nào không đực, thế nào là quân-tử, thế nào là tiểu-nhân, thế nào là
không đủ, thế nào là có thừa, thành nào không chợ, người nào không chữ ?
» Thác đáp : « Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, núi
đất không đá, cây khô không cành, người tiên không vợ, ngọc nữ không
chồng, châu đất không sừng, ngựa gỗ không vó, đực góa không cái, cái góa
không đực, hiền gọi quân-tử, ngu gọi tiểu-nhân, ngày đông không đủ, ngày
hạ có thừa, thành vua không chợ, kẻ dốt không chữ. » Khổng-Tử lại hỏi : «
Mày có biết giời đất thế nào là kỷ-cương, âm dương, thế nào là chung thủy,
đâu là tả, đâu là hữu, đâu là trong, đâu là ngoài, ai là cha, ai là mẹ, ai là
chồng, ai là vợ, gió tự đâu mà lại, mưa tự đâu mà tới, mây tự đâu mà ra,
sương tự đâu mà bốc, giời đất xoay vần bao nhiêu dậm ? ». Thác đáp : «
chín chín tám mươi mốt, là kỷ-cương giời đất ; tám chín bẩy mươi hai, là
âm dương chung thủy ; giời là cha, đất là mẹ, mặt giời là chồng, mặt giăng
là vợ, đông là tả, tây là hữu, trong là trong, ngoài là ngoài, gió tự hang mà
lại, mưa tự mây mà đến, mây tự núi bể mà ra, sương tự đất mà bốc, giời đất
xoay vần có nghìn nghìn vạn vạn dậm, biết đâu mà kể ». Khổng-Tử lại hỏi :
« Mày bảo cha mẹ thân hay vợ chồng thân ? » Thác nói : « Cha mẹ thân
hơn vợ chồng. » Khổng-Tử nói : « Vợ chồng sống cùng chăn, chết cùng
huyệt, sao lại bảo cha mẹ thân hơn ? » Thác nói : « Người không vợ như xe
không bánh. Không bánh bảo làm thì được bánh ; vợ chết lại lấy, lại có vợ,
gái ngoan tất tìm chồng đảm, một sóm 10 nhà, tất có nhà khá ; 3 cửa sổ, sáu
dèm cheo, không bằng một ánh sáng cửa lớn ; muôn sao sáng không bằng
một giăng sáng, công đức cha me, sao lại không thân ? » Khổng-Tử khen
rằng : « Đây quả thực là người hiền, thực là người hiền ! » Thác nói : «
Thưa ngài, ngài hỏi tôi điều chi, tôi đều giả lời hết, nay tôi muốn hỏi lại
ngài một điều, sin ngài chỉ bảo : Ngỗng, vịt tại sao mà nổi ; hồng nhạn tại
sao mà kêu to, tùng bách tại sao mà đến mùa đông lại xanh ? » Khổng-tử
đáp : « Ngỗng vịt nổi là chân vuông, hồng nhạn kêu to là cổ dài, tùng bách