Trong cuộc sống lang bạt và ly hương kéo dài của mình – ở Montpellier,
Lyon, Roma, Piémont, Metz–Rabelais bao giờ cũng nhớ lại quê hương
Touraine của mình, coi đó là trung tâm thế giới đối với ông, nơi diễn ra tất
cả những chương hồi của các tiểu thuyết của ông, nhưng cũng không quên
đi xứ Vendée.
Đã bao lâu người ta khinh thường Rabelais. Người ta ít đọc hay không hề
đọc sách ông. Ông hiện ra một cách tối tăm mờ nhạt, bị che phủ trong một
kho từ vựng cổ xưa. Những thứ tục tĩu của ông viết ra còn làm cho cả
Voltaire cũng bị sốc. Từ cái chết của vua Francois Đệ Nhất, kẻ vốn yêu
ông, thì Rabelais bị xếp vào ngăn kéo của những cuốn sách cũ vì bị coi là
khiếm nhã. Văn học Pháp ư? Không phải là thứ rối rắm tối nghĩa ấy mà là
sự trong sáng của Ronsard, Ronsard thù ghét Rabelais và ngôn ngữ dung
tục của ông. Hoàn toàn giống Rebalais, Ronsard đảm nhận việc tạo ra ngôn
ngữ Pháp – cái thay thế cho tiếng La Tinh, ngôn ngữ chính thức, thứ ngôn
ngữ của tương lai. Nhưng Ronsard muốn dẫn dắt văn học Pháp qua cánh
cửa của ngôn ngữ cung đình. Ngược lại Rabelais thì giương cao thứ ngôn
từ rộng lớn của những thổ ngữ, những tiếng lóng, những thành ngữ dân
gian như một dòng thác từ ngữ mà ông bày ra dưới chân Đại học đường
Sorbonne.
Louis-Ferdinand Céline có lần nói: “Rabelais, ông đã thất bại”. Ông thất
bại bởi vì Ronsard đã thắng, và sau đó là Malherbe và Boileau. Ngôn ngữ
cung đình đã và luôn luôn là tiếng nói của văn học Pháp, mặc dầu vào thế
kỷ XIX, Hugo, Gautier, Flaubert mưu toan khôi phục Rabelais và mặc dầu
văn học thế kỷ XX lấy động lực từ Ulysse của James Joyce và Mort à
Crédit (Chết nợ – tạm dịch) của Céline trong mạch văn Rabelais.
Việc xuất bản hàng loạt những tác phẩm của Rabelais vào dịp kỷ niệm
“giả” 500 ngày sinh của ông (nói là “giả” vì đã gần 10 năm người ta bỏ lơ
đi ngày sinh của ông) không phải là chuyện tình cờ. Nó đánh dấu sự phục