mình. Và ông đã bị nhà thờ cấm tác phẩm Gargantua, và sở dĩ đời ông lang
bạt chui nhủi là vì sau bước chân mình là giàn thiêu của Tòa Án Dị Giáo
săn đuổi.
Pantagruel xuất bản năm 1532 ở Lyon, khiến độc giả nhao nhao tìm đọc
nhưng lại không được giới tinh hoa đón nhận và chính do điều này nữa,
Rabelais là người đương thời với chúng ta. Như người ta biết, thành công
của ông làm học đường Sorbonne bối rối, và tác giả trở thành một phần tử
bị tình nghi. Hơn nữa việc ông tưởng tượng ra những nhân vật có một sức
sống lớn lao đến mức có thể kéo dài đến tận bây giờ đã không hề góp phần
làm cho ông đáng được sự bảo chứng của cái Đại học đường đó. Tiểu
thuyết hành động, với những pha hồi hộp, những tình tiết lắt léo, những
tình huống say sưa và gồm đủ các loại người. Chẳng hạn Panurge, giảo
hoạt như Ulysse, là người biết nhiều ngôn ngữ. Nếu Ulysse của Joyce
không giống với tác phẩm Quart Livre của Rabelais với một cuộc phiêu lưu
lớn trên biển trong đó có cái giai thoại về những con cừu của Panurge, thì
cuốn sau lại không phải không có gì giống với Odyssée của Homère (nên
nhớ là Rabelais rất thông thạo tiếng Hy Lạp).
Pantagruel và Gargantua đã không ngừng trở lại với thế giới sử thi của Hy
Lạp, và tìm cách đánh lạc hướng, từ trò bắt chước đến những truyện ngụ
ngôn. Rabelais đã tham bác và biên soạn nhiều về những tác phẩm hài hước
la tinh, hứng thú với ngày hội “thằng ngu” và “lễ lừa”. Vào cuối thời trung
cổ, trật tự giáo hội và hiệp sĩ bị nổ tung. Và thế kỷ XV chứng kiến sự ra đời
của Rabelais, nổ bùng ra như một chiếc bụng quá căng phồng. Trước khi
biến mất đi một thế giới bần cùng, đầy thiên kiến, cuồng tín, khủng bố, nó
khiến ông có một sự ham muốn cháy bỏng, một tham vọng điên cuồng, để
khôi phục lại cái ký ức đó bằng vô vàn truyện tiếu lâm. Huyền thoại hóa
thứ ngôn ngữ của chợ búa, của đường phố, của hàng quán, nông nô và đồng
thời dân chủ hóa ngôn ngữ, ông viết bằng thứ ngôn ngữ đời thường trong
tinh thần bình đẳng giữa những con người. Gargantua, một nông dân, sản
phẩm của truyện thần thoại xen-tích vốn đã được truyền miệng trước đó,