hồi của Ralebais, con người cùng thời với chúng ta, và nếu như ông ta đã
thua keo đầu thì lại thắng keo sau.
Bởi lẽ điều hết sức rõ ràng là Rabelais đồng thời với chúng ta hơn là
Ronsard. Đồng thời với ngôn từ lẫn đầu óc, cả tài năng sáng tạo lẫn cái
“gu” thông thái và còn cả cái nghệ thuật lãng mạn của ông nữa.
Pantagruel và Gargantua trong thực tế không chỉ là một cuốn, mà là tập
đại thành, có 5 lớp, của những tác phẩm bao trùm suốt cuộc đời tác giả. Nó
là tiểu thuyết Pháp đầu tiên, viết bằng tiếng Pháp, bằng thứ ngôn ngữ bình
dân. Và bây giờ chúng ta còn thấy ra rằng nó là cuốn tiểu thuyết “hiện đại”
đầu tiên.
Thứ tiểu thuyết phúng dụ như Don Quichotte xuất hiện ở Tây Ban Nha sau
đó một thế kỷ và xem ra lấy cảm hứng từ những truyện kể hiệp sĩ dân gian.
Về phần Rabelais, đôi chân của ông cắm sâu vào thời Trung cổ, còn cái đầu
ngẩng cao hướng về tương lai. Lối viết của ông không quen thuộc với
chúng ta vì đấy là một sự hòa trộn giữa những cái thô lậu, những chuyện
đầu Ngô mình Sở, những câu đùa cợt bẩn thỉu và cả cái chất thông thái
uyên bác, một thứ văn hóa bách khoa của một thầy thuốc - tu sĩ (người ta
biết ông là một trong những nhà y học tiếng tăm nhất thời đại
mình). Pantagruel và Gargantua viết ra như là những cuốn sách phổ thông
nhưng thực sự là những tác phẩm cực kỳ thông thái về chủ đề, mã hóa và
hàng đống biểu tượng. Cũng không nên quên rằng đấy là thời của Tòa Án
Dị Giáo đầy khủng bố, rằng người bạn ông là Etienne Dolet bị thiêu sống vì
coi là tà giáo. Rabelais, suốt đời vẫn là tu sĩ, và rất quan tâm đến thần học
cũng như chủ nghĩa nhân đạo. Cái khung vũ hội hóa trang của truyện ông là
nhằm ngụy trang cho những quan điểm chính trị và tôn giáo. Bởi vì con
người này sống vào một thời đại mà sự bất khoan dung và thuyết toàn vẹn
là những thứ đã tạo ra những nỗi khủng khiếp của cuộc chiến tranh tôn giáo
giữa Công giáo La Mã và Tin lành. Ông đã hướng mọi tác phẩm của mình
về sự khoan dung, tự do tư tưởng, quyền tự do được sống theo cách của