Peduzzi mon men làm quen một cặp vợ chồng trẻ người Mỹ tại khách sạn
và dẫn họ đến một nơi lắm cá của con sông mặc dù có lệnh cấm đánh bắt
vào mùa đó. Nhưng lão Peduzzi chỉ quấy phá. Lão không kẹp chì vào dây
chăng lưới. Lão chỉ nghĩ đến việc moi tiền khách hàng để đi uống rượu.
Tóm lại chuyến đánh cá bị xếp lại và tác giả nghĩ rằng chuyện đó sẽ chẳng
bao giờ có thực. Chuyện chỉ có thế. Ông chẳng nói thêm gì khác trong mấy
trang tiếp theo. Sự thực, lão già đã tự treo cổ vào ngày hôm sau đó. Nhưng
Hemingway cố tình bỏ đi tình tiết đó.
Câu chuyện rất hay, nếu có thể nói thế. Chủ đề đã được nói lên rất rõ ràng.
Khi mà những nhà văn khác có thể bịa ra sự tự tử để kết thúc thiên truyện
thì Hemingway, mặc dù chứng kiến điều đó, lại bỏ qua đi. Ông đã làm cho
người ta cảm nhận được sự thất vọng của nhân vật của ông. Thế là đủ,
“phần bị tước bỏ tăng sức mạnh cho câu chuyện”. Chúng ta có thể nói cách
khác: Hemingway là một trong số những nhà văn lớn về viết ngắn của thế
kỷ này.
Thật tuyệt vời khi tên tuổi ông thường nằm trong danh sách các nhân vật
được tôn vinh của thế kỷ XX. Nhưng đúng ra người ta tôn vinh điều gì ở
ông? Một Hemingway huyền thoại chân đi ủng, người đi săn trong rừng
rậm châu Phi, một đấu sĩ bò tót nghiệp dư, một võ sĩ quyền anh không
chính ngạch, một người hay cãi lộn ở các hộp đêm, người đi câu cá kiếm
ngoài khơi vùng biển Key West, một người giả vờ đóng vai gián điệp và
săn lùng tàu ngầm quốc xã khi đến sống ở La Havane, hay hơn nữa một
phóng viên chiến tranh đã tham gia “giải phóng” Paris và khách sạn Ritz
vào tháng 8/1944, chẳng bao lâu sau, tiếp Jean-Paul Sartre và Marlene
Dietrich trong căn phòng 31 nổi tiếng.
Tiểu thuyết gia này đã thành công với tác phẩm Mặt trời cũng mọc hay Giã
từ vũ khí? Hẳn vậy rồi, đấy quả là những tác phẩm hay. Nhưng theo quy tắc
chung, phải chăng những cuốn tiểu thuyết của Hemingway là những truyện
ngắn chuyển thành một cách vụng về vì không có thì giờ để gọt cho ngắn