Pháp nào trước ông đã từng làm, kể cả Marot: Ông giải phóng khuôn khổ
câu thơ, tạo ra một thi pháp điêu luyện, tô điểm cho các truyện ngụ ngôn
một sự lưu loát đầy nhạc tính.
Bản thân La Fontaine là một người sành sỏi về âm nhạc đương thời, và đặc
biệt rất thích loại đàn luth, một nhạc cụ mà một mình nó đệm riêng cho ca
khúc rất thịnh hành vào thời 1640 đến 1660. Đây là thứ âm nhạc rất tâm
tình, đầy nội cảm, gắn chặt với một sự thưởng thức sâu lắng và chăm chú
trong những nhóm nhỏ bè bạn. Đây là cái nhịp điệu nội tâm của đối thoại.
Toàn bộ văn chương thế kỷ XVII trước hết là sự thưởng thức bằng tai, thứ
bút chiến thường xuyên chống lại thứ vương quyền tuyệt đối. Khuynh
hướng của các truyện ngụ ngôn của ông trước hết là thù địch với quyền
bính nhà vua. Ông đã kế thừa một lý tưởng về một nước Pháp, dù có ngôi
vua, nhưng đa thực thể, chống chiến tranh ở ngoài nước và hòa hoãn với
Rome. Quan niệm đó về nước Pháp đi đôi với một quan niệm về châu Âu
mà nguyên tắc chủ đạo của nó không phải là một quyền lực quân sự mà là
một quyền lực tinh thần. Chủ đề thường xuyên của những truyện ngụ ngôn
là hòa bình. Tự thâm tâm, La Fontaine là một con người hiền hậu và theo lý
tưởng hòa bình. Thành công của Truyện Ngụ Ngôn năm 1668 không chỉ là
thành công của một tuyệt tác văn học bất ngờ mà còn là sự trả đũa lại một
cách nhẹ nhàng, gián tiếp, đầy chất thơ trước sự chiến thắng của nhà nước
quân sự và quan liêu. Chính vì vậy bản thân nó là một thứ quyền lực thực
sự vì nó duy trì – trước quyền lực nhà vua đòi sự phục tùng và nô dịch, loại
trừ sự phóng khoáng và những quyền tự do – một chân trời của sự quyến
rũ, của suy tư, của trí tuệ và sự dịu dàng. La Fontaine và bạn bè ông tin vào
một sự hòa hợp ở trên cao mà người ta có thể kéo nó xuống để chiếm lĩnh
chung quanh họ. Sự hòa hợp không phải là một trật tự duy lý. Trong các
truyện ngụ ngôn, không có đạo lý đã hoàn thiện sẵn. Đây là lúc mà nhờ vào
đức hạnh cao cả thiên nhiên người ta trở nên có thể nhận biết được sự thánh
thiện. Một thiên nhiên có được cái đẹp, điều thiện về tình yêu. Khi mà lý lẽ
cùng đường, người ta tìm thấy ngụ ngôn. Và với ngụ ngôn người ta đến với
chân lý êm đềm mà lý lẽ không thể nào đạt tới.