cái luận đề thường lặp lại của Faulkner về tội lỗi và cứu chuộc, việc giảng
hòa với những bóng ma không phải dễ dàng. Một số sự chống đối quyết liệt
nhất về việc dựng tượng là của gia đình nhà văn.
Jimmy Faulkner, trông giống hệt người bác văn sĩ quá cố nói: “Ông là một
con người kín đáo, và chúng tôi cũng vậy. Người ta sắp đem ông làm con
mồi cho du lịch. Đấy là cái tệ hại nhất mà người ta có thể làm đối với ông”.
Còn một số người tán thành việc dựng tượng thì không đồng ý với cái cách
làm ăn của thành phố. Họ đặc biệt phản đối việc bí mật bứng đi cây mộc
lan đường bệ để lấy chỗ dựng bức tượng. Jill Faulkner Summers, con gái
nhà văn, đã gửi một lá thư cho chính quyền thành phố từ nơi ở của mình ở
Virginia, viết: “Tôi kinh hoàng về chuyện cây mộc lan cũng như về bức
tượng”.
Thị trưởng John Leslie, một trong những người đứng ra chủ trương việc
này, đã gạt đi những lời chỉ trích. Ông ta đã trồng cây mộc lan này năm
1976 cho nên theo ông, ông có quyền ra lệnh đốn nó. Và ông còn nói là luật
pháp bang Mississippi không đòi hỏi sự tán đồng của gia đình trong việc
dựng tượng của một người đã khuất. “Khi một người chết đi, họ thuộc về
mọi thời đại”, ông tuyên bố.
Sự trớ trêu của tình thế, với những kẻ thù lăng nhăng bám theo từ quá khứ,
cũng không chừa ra giới học giả nghiên cứu Faulkner. William Ferris, giám
đốc Trung tâm Văn hóa miền Nam tại đại học Mississippi ở Oxford nói:
“Lời nguyền rủa của Faulkner đối với thành phố này là chúng ta buộc phải
sống với những tấn kịch mà ông miêu tả”. Ferris cũng rất bối rối trước việc
triệt hạ cây mộc lan đã khơi lên hành động mà nhân vật hư cấu tham lam và
chuột bọ nhất của Faulkner có thể làm.
Faulkner mất năm 1962, phần lớn cuộc đời sống tại Oxford, khoảng 60
dặm về phía đông nam Memphis, bang Tennessee. Mặc dầu tổ tiên ông là
những cột trụ của cộng đồng dân cư này, nhà văn thời trẻ lại vun bón cho
những gì dị hợm. Thomas H.Freeland III, luật sư của Oxford nói: “Ông là