CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 158

“Anh hãy đến gặp thị trưởng, Hội đồng trưởng lão và những người cần thiết
khác và bảo họ rằng tôi không muốn một bức tượng của cha tôi được làm ra
và trưng bày trước công chúng… Hãy thuyết phục họ tôn trọng cái nguyện
vọng mà cha tôi thường nhắc đi nhắc lại là muốn được sống kín đáo”. Theo
những người thân của nhà văn, còn có những lý do khác ngoài việc “sống
riêng tư”. Họ sợ nhà điêu khắc tạo ra một hình ảnh bôi bác về nhà văn với
chiếc quần lụng thụng và tả tơi, hay quy mô của nó: Cao hơn 2m đặt trên
chiếc bệ khoảng 1m2, vì theo Beckwith nếu tượng chỉ to bằng người thật
(Faulkner cao khoảng 1m64) thì sẽ lọt thỏm và lùn tịt trong khung cảnh ở
đây.

Với kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Faulkner đang đến gần (25.9) sự giằng
co giữa hai phía tán thành và phản đối xem ra làm cho việc dự định không
thành. Cuối cùng luật sư Tom Freeland tuyên bố phải tìm cho ra một sự
thỏa hiệp về việc lập tượng đài kỷ niệm nhà văn. McCarty, ông già 80 tuổi
nói một cách sốt sắng: “Tôi quan tâm đến việc đặt Faulkner ở nơi ông cần
phải có, và làm mọi việc để được như thế”. Còn gia đình nhà văn thì nói
cuối cùng họ nhân nhượng việc đúc tượng và hài lòng với nhà tạc tượng
Beckwith, nhưng họ vẫn không vui. Còn Chooky Faulkner, khi được hỏi sẽ
làm gì khi bức tượng dựng lên, ông ta đáp: “Chẳng nhẽ lại cho một cú bộc
phá ư?”. Còn đối với cây mộc lan, nhiều người vẫn còn nuối tiếc. Ông Feris
nói: “Việc đốn cây này sẽ ám ảnh thành phố trong nhiều năm nữa. Giống
như Faulkner đã nói: “Quá khứ không hề chết. Nó không chỉ là quá khứ”.
Quả vậy, sự “cuồng nộ” của thiên tuyệt tác của nhà văn đang nắm lấy thành
phố này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.