đi trên đôi chân, chuyển hành động thành thơ ca, cái mà Chateaubriand gọi
là “những sự tô điểm bi tráng”. Cái điều chắc chắn còn lại ở Malraux,
chứng nhân và chất xúc tác của thế kỷ, chính là cái cảm quan về phiêu lưu,
về mạo hiểm và về cuộc chơi, cái mà bản thân ông đã gọi là “chủ nghĩa
hiện thực của phép tiên”. Là một Robinson hay Gil Blas, hay chàng đại úy
Achab cả trước khi mơ tưởng đến việc viết một cuốn sách nào đó. Ông là
con người của thế giới, của châu Á hay Bắc cực hay một miền châu Phi nào
đó, mở ra ở đấy sự đối thoại giữa các nền văn hóa, đối đầu với những ông
quan thực dân ở Campuchia, quan sát những vùng nhượng địa của Trung
Quốc khi ông sống ít lâu ở Hồng Kông trước khi viết tác phẩm Những kẻ
chinh phục và mấy tuần lễ ở Thượng Hải với vợ là Clara trước khi
cho Thân phận con người ra đời.
Nhưng trước khi lướt qua sự cùng quẫn của Trung Hoa để mang lại sự miêu
tả trữ tình của mình, ông đã trải nghiệm phần lớn điều đó ở mảnh đất Đông
Dương. Vụ xung đột với trật tự “bảo hộ” khi ông bị kết tội là kẻ phạm pháp
trong vụ lấy đi một số bức tượng và phù điêu tại ngôi đền Banteay Srei, gần
đền Angkor, và sau đó, trong một tờ báo do ông và vợ ông sáng lập, đã
thách đố các quan bảo hộ của xứ sở mà ông gọi là “Đông dương bị xiềng”.
Không có cái gì cưỡng bức người thanh niên 24 tuổi đó, khi thoát khỏi vụ
xét xử ở Sài Gòn và trở về Pháp, lại trở lại nơi tội ác để chống lại một chế
độ mà ông đã đo lường mức độ đàn áp và gọi nó là một chế độ bất công.
Chàng Malraux lấy đi những phù điêu một ngôi đền bỏ hoang năm 1923 là
một kẻ ngoài vòng pháp luật. Chàng Malraux năm 1925, người trong một
tờ báo khốn khổ và dùng những vũ khí mà người ta chống lại mình để quấy
phá viên thống sứ Cognacq và bọn cảnh binh, là một kẻ chống lại luật pháp,
một kẻ tiên khu của tinh thần chống thực dân. Mười năm sau, ông đã viết
lời tựa cho cuốn Đông dương cấp cứu của André Viollis (1935) và sau này
là một văn kiện quan trọng của những cuộc nổi dậy chống thực dân.
TrongSợi dây và những con chuột (1975) ông viết: “Tôi đã được dẫn đến