Nhưng Những điều trông thấy, một tuyệt tác của Hugo, và Cuộc nổi
loạn của Valles, một tác phẩm lớn, chẳng thuộc loại này sao?
Vào tháng sáu năm 1940, khi nước Pháp bị phát xít chiếm đóng Malraux
phát hiện lại đất nước giống như trước kia ông phát hiện ra giai cấp vô sản
tại các gian nhà lụp xụp ở Chợ Lớn hay Hồng Kông. Tham gia kháng chiến
với các nhà lãnh đạo du kích dưới cái tên Berger, nhân vật chính của thiên
tiểu thuyết Cuộc chiến đấu với Thiên Thần, một tuyệt tác khác của ông, ông
đã lập ra và chỉ huy binh đoàn Alsace-Lorraine cùng với viên tư lệnh tài
năng Jacquot, trải qua nhiều gian nguy để bảo vệ vùng đất này, và có quyền
đứng trong hàng ngũ những người giải phóng nước Pháp. Vị đại tá Malraux
đã được tướng De Gaulle chọn làm bộ trưởng thông tin sau thế chiến cho
đến khi ông rút lui vào năm 1946. Khi De Gaulle quay lại chính trường
tháng 5-1958, Malraux lại trở lại vị trí cũ, là người đứng ra bảo vệ di sản,
bảo tồn những khu phố cổ, cải cách việc giáo dục nghệ thuật, xúc tiến
những cuộc triển lãm lớn, đỡ đầu những nhà văn hóa…
Việc rút lui của De Gaulle rõ ràng cũng là sự rút lui của ông. Vào cái tuổi
mà Tolstoi viết Phục sinh thì Malraux lại lao đến Dacca ủng hộ nền độc lập
của Bangladesh tách ra khỏi Pakistan. Vị “đại tá” già nua kêu gọi bạn bè
lập nên một binh đoàn tình nguyện để nâng cao tinh thần chiến đấu của
người dân Bengale. Một cuộc phiêu lưu cuối cùng. Jean-Paul Sartre, lấy cái
chết của Perken trong tác phẩm Con đường vương giả (La Voie Royale) để
viết ra một tác phẩm nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh, đã định nghĩa
Malraux như là một “sự tồn tại vì cái chết”. Mauriac, về phần mình, ca ngợi
ông là nhà văn lớn nhất còn sống của nước Pháp, và bất kể thế nào, là kẻ
độc đáo nhất, và tôn vinh “sự vĩ đại của cuộc đời ông hơn là của tác phẩm
ông”.
Vào dịp này, nhà triết học Pháp Jean-Francois Lyotard đã cho ra đời cuốn
tiểu sử về Malraux. Cuộc đời ông, như tác giả cuốn sách nói, “ông sống
như chết”. Ông sống trong thất vọng và ra đi với hai bàn tay trắng, thiếu