mẽ”. Người ta bắt đầu với những suy ngẫm về nghệ thuật ngôn từ, và kết
thúc bằng việc khơi dậy lại sức bật của thượng đế vốn thông thường có
khuynh hướng bỏ quên nghĩa vụ. (Và người ta biết rằng La Bruyère, đối
với các ngài giáo sư, đã mang tiếng xấu, vì ông thuộc về cánh Bossuet).
“Với đầu óc sắc bén, cái rất hiếm hoi trên thế gian này, đấy là những viên
kim cương và ngọc trai”. Đấy là cái văn phong “nhanh hoạt, chuẩn xác,
kích động”, cái cách “sử dụng ngôn từ hoàn toàn mới mẻ” (lời của Voltaire
đã nói ra) trong khi hoàn thành một cuộc cách mạng mà từ “Ánh sáng” là
biểu trưng của nó (Montesquieu, độc giả của La Bruyère). Tác phẩm Les
Caractères lập tức có một công chúng độc giả rộng lớn và cũng đầy những
sự ghen tị. Cũng theo Voltaire, “những ẩn dụ người ta thấy đầy rẫy trong
cuốn sách làm cho nó thành công”. Nhưng “chìa khóa” là gì: Chắc hẳn rằng
có đấy và thiên hạ tùy theo địa vị của mình mà nhìn nhận, nhưng những
chiếc thìa khóa này là những hình mẫu được cố định và còn có thể áp dụng
cho những mẫu người của thời đại chúng ta. Bạn hãy đọc mà xem: “Có
những tâm hồn bẩn thỉu, đầy bùn nhơ và cặn bã, những kẻ chả phải là cha
là mẹ, chả là bầu bạn, chả là công dân, chả phải tín đồ Thiên chúa giáo, mà
có lẽ cũng chả phải là người: Họ có đầy tiền”. Hoặc nữa: “Khi nhìn nhận
người phụ nữ này bằng sắc đẹp cô ta, tuổi trẻ cô ta, sự kiêu căng và thói
đỏng đảnh của cô ta, thì không có ai nghi ngờ rằng một ngày nào đó thế
nào cũng có một anh chàng say mê cô ả. Sự chọn lựa của tôi đã rõ: Đấy là
một con quái vật chẳng có đầu óc”. Và cứ thế, cứ thế…
Điều lạ lùng nhất là La Bruyère lại rất hiện đại do một sự hồi cố về các tác
giả Hy Lạp và La Tinh, và rằng trong cuộc tranh cãi nổi tiếng giữa những
bậc cổ điển và kẻ hiện đại, thì chính các vị tiền bối lại làm cuộc lật đổ trong
khi những người “hiện đại”, những kẻ rập khuôn theo thời đại mình, lại
nhạt nhẽo, rối rắm, đạo đức giả, khoa trương. Quả là một mở đầu dữ dội
đầy kinh ngạc mà La Bruyère đã viết ra trong diễn văn khi ông nhậm chức
viện sĩ hàn lâm của Pháp. Ông đã gây ra một vụ xì-căng-đan khi bảo vệ
những bạn bè mình: La Fontaine, Boileau, Bossuet, Fénelon, Racine. Và từ