Việc không có “gu” như người ta thấy, có việc đi lướt qua bên cạnh một
điểm. Sự ngu dại bản thân nó là một vấn đề tự động. “Kẻ ngu dốt là người
máy”. Hài kịch xã hội là một sự mộng du, một vở kịch múa rối, đáng cười
hơn là đáng khóc, bởi vì “sự bất an, sợ hãi, chán nản không xa rời cái chết
mà ngược lại”.
Sức mạnh của văn chương: Nhờ vào một sự chuẩn xác nhất định về biểu tả,
người ta ghi tên mình vào tâm điểm của nguyên lý về mâu thuẫn. Chính vì
vậy mà La Bruyère đã không phải ít vui thích khi thấy mình được
Lautréamont lặp lại. La Bruyère viết: “Tất cả đã được nói ra, và người ta đã
đến quá muộn kể từ hơn bảy ngàn năm khi đã có những con người và họ
suy nghĩ. Người ta chỉ việc đi cóp nhặt theo chân những bậc cổ đại và sự
khéo léo trong những người hiện đại”. Còn Lautréamont (trong cuốn Các
vần Thơ) viết: “Chưa có gì được nói ra. Người ta đến quá sớm kể từ hơn
bảy ngàn năm khi đã có những người… Chúng ta có lợi thế làm việc theo
gương những người cổ đại và sự khéo léo trong những người hiện đại”. Tất
cả đã được nói ra. Mà cũng chưa có gì được nói ra. Riêng cái việc “nói” tự
nó đã mở cánh cửa của thời gian.
Jouhandeau, trong lời nói đầu tinh tế của cuốn Les Caractères được tái bản,
đã đi đến mức so sánh La Bruyère với Nietzsche. Ông đã đưa ra làm bằng
chứng đoạn văn sau đây: “Có những con người có thể trở nên đặc biệt: Họ
lướt đi, dương buồm trên một biển cả, nơi mà những kẻ khác thất bại và
đắm thuyền; họ thành đạt bằng việc làm thương tổn đến mọi nguyên tắc của
sự thành đạt; họ lấy ra từ cái bất bình thường và cái điên rồ của họ tất cả
mọi thành quả của một sự khôn ngoan được tiêu thụ nhiều nhất; họ tự nâng
mình lên bởi một sự vi phạm không ngừng đến cái mức nghiêm trang của
phẩm giá; và cuối cùng họ kết thúc và gặp gỡ một tương lai mà họ đã
không hề thấy mà cũng không hề mong mỏi. Cái còn lại đối với họ trên trái
đất này, ấy là tấm gương soi của số mệnh họ, thật chết người đối với những
ai muốn theo đuổi cái số mệnh đó”.