CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 23

Racine

NHÀ THƠ BỊ NGUYỀN RỦA

Với những quan niệm đã được khuôn đúc vào những ký ức về những năm
cuối bậc phổ thông, chúng ta khó lòng chấp nhận được ý kiến cho rằng Jean
Racine

[1]

lại là một nhà thơ bị nguyền rủa.

Vào đầu thế kỷ XIX, Stendhal đã đội lên đầu Racine cũng như Boileau một
“mớ tóc giả già nua” của các viện sĩ hàn lâm. Vào cuối thế kỷ, Verlaine đã
tạo ra khái niệm “những nhà thơ bị nguyền rủa”. Nhưng Verlaine chỉ dành
cho những con người đương thời với ông: Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud.
Chính là chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa khoa học vạn năng, tinh thần đạo đức
tư sản và dân chủ của thời đại đã ngược đãi cái chân lý của các nhà thơ.

Ở thế kỷ XVII, không có một nhà tư sản hay một người dân chủ nào nắm
quyền lực. Song le người ta nhớ lại rằng Platon và nhiều cha cố nhà thờ đã
đuổi Homerè ra khỏi nền “Cộng hòa” của họ. Racine, bước vào Hàn lâm
viện Pháp năm 1673, được phong chức nhà chép sử chính thức của hoàng
gia năm 1677 và là một quý tộc trong Vương cung năm 1690, ăn ở trong
cung điện Versailles năm 1695, rõ ràng đã có một sự nghiệp khác hẳn với
Théophile de Viau (bị bỏ tù) với Etienne Durand (bị hỏa thiêu) hay
D’Assoucy (trở thành kẻ lang thang). Nhưng sự “nguyền rủa”, cả theo
nghĩa mà Verlaine ám chỉ, không giới hạn ở cái số phận tỏ tường của các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.