đó, ông tố cáo cái gian đảng của những tín đồ mà bao giờ cũng có sẵn: “Tôi
không hề có một chút nghi ngờ gì rằng công chúng sẽ không chán chường
và mệt mỏi để nghe, từ mấy năm nay, về những con quạ già nua kêu quàng
quạc quanh những người mà, từ đôi cánh tự do và một ngòi bút thanh thoát,
đã đạt tới một vinh quang nào đó bằng văn phẩm của mình (…). Văn xuôi,
văn vần, tất cả đều là mồi săn của sự hiềm tị khôn nguôi của những kẻ được
coi là chống lại người nào dám xuất hiện trong sự toàn bích nào đó và được
công chúng thừa nhận”.
Đấy là điểm chủ yếu: Cái mà những quan chức văn học hay trí thức không
chịu ủng hộ, trong sự tầm thường “thiếu sức mạnh và hơi thở” của nó, là
cái hoàn hảo đến thẳng với công chúng, và vì thế thường có một liên minh
tự nhiên giữa tài năng và dân tộc. Người ta đã hết sức thích thú với Những
người tỉnh lẻ, Truyện ngụ ngôn, Những tính cách và cả Tartuffe hayPhèdre.
Dù cho một nhà báo hay một viện sĩ có giận dữ đến xùi bọt mép để phủ
nhận thì cũng chả làm điều gì được. Tác phẩm Les Caractères, trước hết,
không ai nghi ngờ rằng là một cỗ máy chiến tranh chống lại sự mù quáng
của dư luận và cái bậu sậu tạo ra nó: “Điều đi ngược lại với những lời xì
xào về những sự việc hay những con người thường là sự thật”. Hay nữa:
“Cần phải làm như những người khác: câu phương ngôn hầu như lúc nào
cũng đáng nghi ngờ”. Hoặc giả: “Chỉ dần dà thôi, và còn bị thúc bách bởi
thời đại và hoàn cảnh, mà những đức hạnh hoàn hảo và những thói xấu lan
tràn cuối cùng mới tự bộc lộ ra”.
Cần lưu ý, La Bruyère nói rằng không hề có một phán quyết tối hậu, nó chỉ
mang tính “hình thức” mà không phải là cái gì khác. Cũng đừng mong
thoát khỏi, trong nghệ thuật, với cái thớ thịt chằng chịt bí hiểm của nó, sự
phán xét đối với chúng ta: “Trong nghệ thuật có một điểm hoàn bích giống
như cái thiện và sự chín muồi của thế giới tự nhiên. Những ai cảm thấy nó
và yêu mến nó thì có được cái “gu” hoàn thiện, những ai không cảm thấy,
không đầy đủ hay quá mức, thì cái “gu” khiếm khuyết. Bởi thế có một thứ
“gu” tốt và thứ “gu” xấu, và người ta cãi nhau về nó một cách có căn cứ”.