phái” (trong tiếng Đức cũng là “nobel”) và vì thế họ dành cho tôi một sự
săn đón và rất nhiều những lời đề nghị đỡ đầu cho một tổ chức hay hoạt
động nào đó. Ở đây anh phải tập làm quen với nghệ thuật từ chối.
* Nhưng giải thưởng đó trước hết đã mang đến cho ông một sự hài lòng?
– Vâng, chắc chắn rồi, đó là một niềm vui lớn. Nhưng nó sẽ tuyệt vời hơn
nếu như tôi nhận được giải thưởng này sớm hơn, vào năm 35 hay 40 tuổi
chẳng hạn, vì khi ấy sự khát khao của tôi đối với nó lớn hơn (Grass viết tiểu
thuyết Chiếc trống thiếc, tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp văn học
của ông, ngay từ những năm 50 và ông thường xuyên được đưa vào danh
sách đề cử giải trao giải Nobel từ hàng chục năm nay - N.P).
* Nhân tiện ông nói về tuổi trẻ: Phải chăng giải Nobel là một sự thừa nhận
đối với quan điểm của ông về việc nhà văn cần phải có bổn phận chính trị?
Phải chăng đối với ông, những nhà văn trẻ ở Đức hiện nay, trong đó có
nhiều người chống lại quan điểm ấy, là một thế hệ bỏ đi?
– Tôi không muốn nói một cách quá đáng như vậy. Ở Đông Đức có một số
nhà văn trẻ đã hiểu ra rằng, các nhà văn còn là những công dân của một đất
nước. Đó luôn là cơ sở cho quan điểm của tôi. Cuốn sách đầu tiên in những
bài nói chuyện về đề tài chính trị của tôi mang tựa đề Về một điều hiển
nhiên và nó được viết dựa trên những kinh nghiệm mà thế hệ chúng tôi đã
trải qua ở thời Cộng hòa Weimar. Nền cộng hòa ấy đi tới chỗ suy vong
(được thay thế bởi chế độ Quốc xã của Hitler – N.P) chẳng qua là vì khi ấy
có quá ít công dân dấn thân vì nó, kể cả các nhà văn.
* Trong khi ấy, điều dễ nhận thấy là nhiều nhà văn trẻ hiện nay ở Đức
không có một định hướng chính trị. Ông có thể trò chuyện được với những
người viết văn của thời đại Pop hay không?
– Tôi nghĩ thật là sai lầm khi đánh đồng tất cả những nhà văn trẻ. Khái
niệm “trẻ” cũng rất tương đối. Mới đây tôi có đọc cuốn tiểu