một ngày, đi dạo trong khu vườn rộng 35 hécta và xem những cuốn phim
của những năm 40 trên màn ảnh vidéo cassette…
Hamilton cũng kể lại rằng Salinger chỉ sống khoảng tám tháng với người
vợ đầu, một phụ nữ Pháp có những nét bí ẩn của phương Đông. Và chính là
do đọc những lời giáo huấn của Ramakrishna mà ông ta nẩy ra tư tưởng
yếm thế và muốn sống ẩn dật. Vậy ai đã thực sự biết rõ về nhà văn bí ẩn
này? Người ta biết ông sinh tại New York năm 1919, con của một người
cha gốc Do Thái, làm nghề nhập khẩu phó mát, còn mẹ là dân Xcốt-len. 17
tuổi, ông theo học Học viện quân sự, nơi mà sau này chính là ngôi trường
mà ông miêu tả trong tác phẩm nổi tiếng L’Attrape-coeurs. Năm 1940, ông
xuất bản một truyện ngắn đầu tay. Năm 1942, bị động viên và ngày 6-6-
1944 ông cùng với binh đoàn thứ 12 đổ bộ xuống bãi biển Normandie (Bắc
nước Pháp).
Sau cuộc hôn nhân lần đầu với cô gái Pháp vào năm 1945, ông trở lại Mỹ
và tiếp tục cho ra đời nhiều truyện ngắn. Năm 1948, tờ New Yorker đăng
hai truyện: Một ngày mơ ước của con cá chuối và Bác Wiggly của
Connecticut. Ba năm sau đó tác phẩm L’Attrape-coeurs ra đời, và được lần
lượt tái bản cho đến nay, mỗi năm in tới 25 vạn bản. Những tác phẩm khác
của ông là: Franny và Zooey (1961), Nâng cao chiếc rầm đỡ mái
nhà (1963). Trong thời gian này, ông lấy một phụ nữ Mỹ, bà Claire
Douglas, và sinh được hai người con: Matthew, con trai, và Magaret-Ann,
con gái. Nhưng 2 người lại ly hôn vào năm 1967, hai năm sau khi ông
ngừng xuất bản tác phẩm và 14 năm sau khi rút lui về cuộc sống ẩn dật tại
ngôi nhà ở Cornish, nơi chứng kiến tuổi thượng thọ 70 của nhà văn.
70 tuổi ư? Liệu người ta có thể hình dung rằng tác giả của thiên truyện Con
người hay cười cợt hay Miệng tôi đẹp và mắt tôi xanh đã 70 tuổi rồi chăng?
Salinger, người đã miêu tả một cách tuyệt vời những nỗi kinh hoàng của
tuổi trẻ, phải chăng sinh ra để chịu sự già nua? Có lẽ đây chính là sự bí ẩn
của việc rút lui tự nguyện vào cuộc sống ẩn dật của ông. Vào cuối thập kỷ