thể hiểu được tôi (thế giới Ả Rập hiện bao gồm 21 nước cùng nói tiếng Ả
Rập ở Bắc Phi và Cận Đông). Ước sao toàn nhân loại có thể nhất trí với
nhau trong một đặc ngữ chung, một ngôn ngữ được cả thế giới sử dụng từ
người châu Âu cho tới những cộng đồng sống trên các châu lục khác. Thử
hỏi đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh bùng nổ cũng chỉ vì những hiểu lầm
do bất đồng ngôn ngữ gây ra? Chẳng hạn như tiếng La Tinh: Giá như người
châu Âu bảo toàn được ngôn ngữ đó và truyền bá nó ra khắp thế giới thì
không còn nghi ngờ gì nữa ta đã có một ngôn ngữ phù hợp có thể tạo nền
tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
* Xin ông cho biết vài nét về tác phẩm ông đang sáng tác
– Chẳng có tác phẩm nào cả.
* Vậy những dự án cho tương lai?
– Tương lai? Làm sao tôi biết được. Đối với tương lai tôi chỉ là một kẻ
hành khất. Tôi chỉ biết giơ tay cầu xin và chờ đợi sự ban phước. Một trong
những tính cách đặc trưng của người Ai Cập là không bao giờ muốn nhìn
quá xa và tương lai, mà chấp nhận một ngày mới đến như nó vốn sẽ đến.
* Ông nghĩ gì về chủ nghĩa xufi, yếu tố thần thoại trong Hồi giáo?
– Tôi dành thiện cảm cho yếu tố đó trên phương diện văn học, song, với tư
cách là một người đương đại – tôi chống lại nó. Bởi tự đắm mình vào xufi,
vào thế giới thần thoại cũng có nghĩa là khước từ cuộc sống. Tôi là người
yêu cuộc sống. Chạy trốn vào hoang tưởng là phản lại bản chất con người,
là phi hiện thực. Có lẽ vì thế mà các nhà phê bình văn học mệnh danh tôi là
“Ông Vua” của chủ nghĩa hiện thực Ả Rập.
* Thế nhưng trong tác phẩm của ông cái thực và cái mơ, những dữ kiện cụ
thể và những ý tưởng mộng mị, dường như chúng có thể hoán vị với nhau.
Đôi khi những điều mộng mơ, những điều tưởng tượng lại có vẻ hiện thực