CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 265

hơn là những điều có thực, chẳng hạn như trong Một ngàn một đêm lẻ hay
trong
Những cuộc du hành của IBN Fattuma.

– Mỗi một tác phẩm có một cấu trúc hiện thực riêng. Chủ nghĩa hiện thực
mà tôi nhắc tới đây không phải là chủ nghĩa hiện thực đơn diện
(monorealism), mà là chủ nghĩa hiện thực đa diện (polyrealism). Chúng ta
đạt được nó thông qua sức tưởng tượng, bởi tự thân văn học là hư cấu. Tôi
viết văn chẳng qua là tôi tìm cách tạo ra một vẻ hiện thực cho những sự
kiện không thực xảy ra. Ngay cả trong trường hợp tôi xuất phát từ những
dữ kiện có thực, thì những dữ kiện đó cũng đã bị tôi biến dạng đi theo tinh
thần của một chủ nghĩa hiện thực nghệ thuật và theo nghĩa đó chúng vẫn là
sản phẩm của trí tưởng tượng.

* Phê phán xã hội là tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm của ông. Có thể
nhận xét như vậy được không?

– Sao lại không? Đó là chủ đề đầu tiên và cũng là chủ đề quan trọng nhất
của tôi, là cội nguồn cho cảm hứng sáng tác của tôi. Tất cả là vì sự công
bằng trong xã hội.

* Ông Mahfouz, tên tuổi ông hiện được cả thế giới nhắc tới, ông có muốn
chuyển tới thế giới một thông điệp không?

– Ô không, thay vì điều đó, tôi xin kể một giai thoại nhỏ sau: Lần nọ, một
truyện ngắn của tôi được giới thiệu tới bạn đọc, tuy không nằm trong số
những truyện ngắn thành công của tôi, song nó được tờ Al Ahram đăng ở vị
trí trang trọng và ca ngợi hết lời. Lúc ấy tôi có gặp một người bạn, anh ta
nói đùa với tôi rằng khi đăng truyện đó lẽ ra tôi không nên đề tên tác giả là
“Mahfouz” mà phải đề là “Mahsouz” mới đúng. Trong tiếng Ả Rập,
“mahsouz” có nghĩa là “gặp may”, “tốt số”… Tôi chỉ muốn nhấn mạnh ý
đó: Vâng, tôi là người gặp may.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.