CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 270

(1992). Mặc dầu tin tức về các ứng cử viên đoạt giải được giữ rất kín, các
phương tiện truyền thông Thụy Điển đoán rằng giải văn học năm nay có lẽ
được trao cho một nhà văn không viết bằng tiếng Anh.

Khi xuất hiện trước giới báo chí trên bậc thềm của Viện Hàn lâm ở
Stockholm, Sture Allen, thư ký của Viện, đã công bố tin này và nhận xét:
“Bà miêu tả những khía cạnh của cuộc sống người da đen, đặc biệt là
những người da đen như họ vốn thế”.

Morrison sinh ra tại thành phố sắt thép Lorain của bang Ohio có tên là
Chloe Anthony Wofford, là người con thứ hai trong số bốn đứa con của
một gia đình công nhân da đen. Bà bắt đầu trở thành tiểu thuyết gia năm
1970 và sớm được chú ý vì tính sử thi, chất thơ và khả năng biểu tả phong
phú của ngòi bút. Bà đồng thời là một giáo sư khoa học nhân văn tại trường
đại học Princeton, tại bang New Jersey, và đã nhận nhiều giải thưởng trong
đó có giải Pulitzer năm 1988 về cuốn tiểu thuyết Beloved(Người thân yêu).
“Công việc đòi hỏi tôi suy nghĩ mình có thể tự do đến mức nào với tư cách
là một nhà văn Mỹ gốc Phi trong cái thế giới bị giới tính hóa, tình dục hóa
và hoàn toàn chủng tộc hóa này”, bà đã viết thế trong một cuốn sách khảo
luận.

Năm 1992, Morrison biên soạn một tập khảo luận về những vấn đề đặt ra từ
vụ án Clarence Thomas, người được chỉ định để bổ khuyết chỗ trống tại tòa
án tối cao, và đã bị kết tội là quấy rối tình dục.

Những tiểu thuyết của bà lấy bối cảnh đời mình là một phụ nữ da đen sinh
ra trong một hoàn cảnh nghèo khổ, và bà nói rằng người mẹ của bà đã dạy
bà rằng đừng làm ngơ trước những bất công. Có lần mẹ bà đã dặn nhớ viết
một lá thư cho tổng thống Franklin Roosevelt, “nếu có dòi bọ trong bột
chúng ta ăn”. Bà nói mẹ tôi tin rằng có những điều cần phải làm trước
những tình huống vô nhân đạo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.