vấn đề cá nhân được viết ra từ nỗi đau của chính ông là một người cha có
một đứa con trai bị tổn thương não. Ông lại quay lại chủ đề này trong tác
phẩm viết ra sau đó M/T và việc kể lại những điều kỳ diệu của rừng. Ông là
nhà văn hết sức nhạy cảm với cuộc sống hàng ngày và diễn đạt bằng một
văn phong riêng mà ông gọi là “chủ nghĩa hiện thực thô ráp”. Bệnh tật của
người con, Hikari, làm cho các bác sĩ vô vọng, khuyên ông “thà để nó chết
còn hơn”, nhưng Oe quyết tâm cứu sống con mình. Hakari, bây giờ đã 31
tuổi, mặc dầu nói năng khó khăn và thỉnh thoảng lại chìm đắm vào một thế
giới hoang tưởng nhưng đã trở thành một nhà soạn nhạc đầy tài năng. Cũng
chính từ tai họa đến với người con nên ngòi bút ông đã chuyển hướng hoàn
toàn, ông thường bị ám ảnh bởi những vấn đề về cái chết và sự tái sinh.
Những người gần gũi ông cho rằng Oe là con người hướng về cuộc sống
tâm linh, nhạy cảm, nghiêm túc và thông minh. Ông có tính hay ngượng
ngùng và dè dặt nhưng dí dỏm. Với giải Nobel, ông nói đùa: “Các nhà văn
Nhật rất nghèo. Bảy triệu curon chắc là đủ để mua một lô sách”.
Là một nhà văn phái tả và tự gọi mình là “nhà nhân văn cấp tiến”, Oe có
lần tuyên bố rằng về mặt tinh thần Nhật Bản là một nước thuộc thế giới thứ
ba. Ông học văn học Pháp tại trường đại học Tokyo, đọc nhiều bằng tiếng
Pháp và tiếng Anh, đặc biệt những tác phẩm của Jean-Paul Sartre đã đem
cảm hứng cho ông làm luận án tốt nghiệp với đề tài này. Thời này ông là
một thành viên tích cực trong phong trào sinh viên cấp tiến những năm 50
tại Nhật. Trong chú thích về tiểu sử, Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi: “Oe là
đứa con bất trị” (enfant terrible) và là kẻ ngoại đạo của văn học trong nước
cũng như của truyền thống chủ nghĩa hiện đại phương Tây, ông đã khai phá
con đường mới cho tiểu thuyết Nhật Bản thời hậu chiến”. Khi Nhật Bản
đầu hàng sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945, Oe mới 10 tuổi đầu và vụ
nổ chỉ cách nơi ông sống 60km, và quyết định của Nhật hoàng từ bỏ địa vị
thần thánh của mình để nói lên tiếng nói con người là một trải nghiệm thật
sững sờ đối với người trẻ tuổi này. Chính điều đó làm cho sự tủi nhục đè
nặng lên ông và thấm đẫm những tác phẩm của ông. Oe, mặt khác, đã lớn
lên với những huyền thoại mà người mẹ và người bà đã kể cho ông thời