nhỏ. Khi đến sống ở Tokyo, ông tìm ra một chủ đề mới: Sự vô danh trong
các đô thị lớn.
Năm 23 tuổi, ông đã được tặng giải văn học cao giá của Nhật, giải
Akutagawa, với truyện ngắn Mẻ lưới nói về một lính Mỹ da đen đổ bộ lên
một làng Nhật đã bị dân làng vây bắt và tên này giữ một em bé làm con tin
để tìm cách thoát hiểm. Mối quan tâm lớn của ông đến nay vẫn là nguy cơ
hạt nhân, ông hoạt động trong phong trào hòa bình và trở thành người phát
ngôn cho giới trí thức cánh tả Nhật trong những năm 60, khi ông tham gia
phong trào chống hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ.
Hiện nay ông đang viết tiếp tập cuối của một tác phẩm 3 tập có tên Đốt
cháy cây xanh (tiếp theo M/T) và Những bức thư trong những năm hoài
nhớ.
Khi nhận được tin ông được giải Nobel, Oe đã tuyên bố ở Tokyo rằng ông
sẽ làm việc để hỗ trợ văn học châu Á: “Tôi muốn làm một việc gì đó để
đóng góp vào văn học châu Á”. Trong khi Thủ tướng Nhật Tomiichi
Murayama tuyên bố “rất hạnh phúc” và Bộ trưởng Giáo dục Kaoru Yosano
cho rằng “đây là vinh dự lớn của nhân dân Nhật Bản” thì bản thân nhà văn
thú nhận rằng đây là điều bất ngờ đối với ông, mặc dầu không phải năm
nay ông mới được đề nghị cho giải này. Nhắc lại chuyện cũ, ông nói: “Cứ
mỗi lần tên tôi được nhắc đến tôi cứ nghĩ là một trò đùa”. Theo ông, những
nhà văn Nhật như Kobo Abe, Shohei Ooka hay Masuji Ibuse, hẳn sẽ nhận
giải này nếu các ông còn sống. Hotsuki Ozaki, chủ tịch Hội Văn Bút Nhật
Bản nhận xét: “Oe là nhà văn tiêu biểu cho các thế hệ dân chủ sau chiến
tranh. Lúc nào ông cũng đối diện với những vấn đề thời đại và hướng đến
một thế giới mới”.
Các cửa hàng sách khắp nước Nhật đáp lại việc Oe được tặng giải Nobel
bằng việc bày bán những tác phẩm của ông và hàng đống sách đã biến mất
trong vòng mấy giờ đồng hồ. Hãng phát hành sách lớn Tohan cho biết họ
có một vạn bản của 50 cuốn sách của ông nhưng đều đã được mua hết trước