CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 287

ca ngợi về sự chân thành, can đảm, về chất trực cảm và hữu hình. Cũng
trong năm đó, ông cưới Maria Devlin, người mà ông đã viết một số những
bài thơ hay nhất và sinh cho ông hai trai và một gái. Tác phẩm nối tiếp
Miền Bắc (1957) được coi là tuyệt tác của ông. Tập thơ Những rối
ren
nói về xung đột giữa những người Tin lành ủng hộ sự cai trị của Anh ở
Bắc Ailen và những người Công giáo chống lại nó, đã khiến ông bỏ đến
Dublin, thủ phủ miền Nam Ailen năm 1972, tạm thời bỏ nghề dạy học và
tập trung hoàn toàn vào việc sáng tác. Tuy nhiên đến năm 1975 ông lại trở
lại nghề dạy học, đứng trên bục giảng các trường đại học Mỹ, Anh. Ngôn
ngữ và cảm quan thơ của ông, như ông từng nói, “khát khao về một kích
thước tiên nghiệm và tôn giáo”, đầy cá tính, tinh tế và đầy ngôn ngữ thơ
đến những biên giới cuối cùng của chúng.

Những lời chúc tụng ông vang lên khắp nơi trên thế giới đã nói lên rất
nhiều về sự xứng đáng của một tài năng thơ ở tầm cỡ Nobel.

Thơ là hữu hình

Quan niệm của Seamus Heaney về thơ

Trong thế kỷ này, hiếm có nhà thơ lại nhận được những lời khen ngợi nhiều
đến thế từ giới phê bình văn học và được độc giả chăm chú theo dõi như
Seamus Heaney, người Ailen.

Điểm tập thơ xuất bản mới đây của ông Seeing things (tạm dịch: Những
điều trông thấy) tờ Thời báo London đã ví tập thơ ngang hàng với thi
phẩm Odes (Tụng ca) của Keats (thi hào Ailen 1795-1821) hay tuyển tập
thơ năm 1645 của John Milton (đại thi hào Anh).

Thế nhưng Heaney không dám nhận sự so sánh đó. Một phần do sự khiêm
tốn bẩm sinh, nhưng một phần là vì ông vốn là một giáo sư văn học và rất
tôn trọng những bậc thầy quá khứ nên có cảm giác bất ổn khi xếp tên ông
bên cạnh các bậc tiền bối đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.