quan trọng hơn hết, mặc dầu bà vẫn hằng tin rằng lịch sử có thể diễn đạt
theo quy trình tiến hóa không ngừng.
Đến nay các tác phẩm của bà đã được dịch ra bằng gần 20 ngôn ngữ trong
đó có một tuyển tập bằng tiếng Anh có tên Những vần thơ, và một tuyển
tập khác có tên Nhìn với một hạt cát được xuất bản tại Mỹ. Những vần thơ
của bà trong sáng, thường mang tính cách ngôn, và tạo nên một cái nhìn
sáng suốt, đôi khi châm biếm, về loài người, tình yêu và cái chết.
Ban giám khảo giải Nobel đã ghi nhận bài thơ Về chết chóc, không cường
điệu có câu: “Không cuộc đời nào/ Mà không thể vĩnh hằng/ Dù chỉ là chốc
lát”. Và phần lớn các nhà phê bình văn học Ba Lan đều nhất trí là tập
thơ Những câu hỏi cho chính mình là tập thơ tiêu biểu nhất, nói lên những
suy tư triết học về những vấn đề tâm thức chính của thời đại chúng ta dưới
hình thức thơ hoàn mỹ.
Lời công bố giải của Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trích dẫn mấy câu trong
bài thơ Không có hai lần viết năm 1980. Khổ thơ cuối cùng viết (dịch
nghĩa): “Với những nụ cười và những cái hôn, chúng ta muốn/ tìm hòa hợp
dưới vận mệnh chung/ Dù rằng khác biệt (ta quy tụ)/ giống hệt như hai giọt
nước”. Đấy là cái hình ảnh tương phản cuối cùng của bài thơ, bừng sáng
lên như một tia chớp nghệ thuật thi ca của bà.
Czeslaw Milosz, nhà thơ Ba Lan đoạt giải Nobel văn học năm 1980, đang
sống ở Mỹ, đã ca ngợi thơ của bà là “sự kết tinh chuẩn xác, hài hước, thông
minh và triết lý”. Theo nhận xét của ông, Szymborska là “một con người
rất khiêm nhường, rất rụt rè. Có phần xa lánh mọi người, bà chỉ cởi mở với
một ít bạn bè”.
Về phần mình, bà nói khi đang sống trong khách sạn dành cho các nhà văn
trong vùng núi nghỉ mát Zakopane, rằng bà rất vui nhưng lại hoảng lên
trước việc trở nên nổi tiếng thế giới. Bà nói: “Đây là một tình huống khó