* Cuối tuần qua ông tròn 70 tuổi. Ở tuổi đó, theo ông có gì là thú vị?
– Đó là sự tĩnh tại. Người ta không nhất thiết phải viết nữa. Không còn ham
hố. Những nỗi buồn bực, tức giận cũng không còn nữa.
* Giải Nobel ông được trao là một giải thưởng nhằm tôn vinh những tác
phẩm xuất sắc của nền văn học thế giới. Liệu có một nền văn học như vậy
không?
– Tôi nghĩ là có. Văn học thế giới là thứ mà bất cứ một người nào cũng có
thể hiểu, cũng có thể nhập cuộc, cho dù anh ta xuất thân từ một truyền
thống văn hóa hoàn toàn khác.
* Nếu ông không viết bằng tiếng Anh, mà bằng một ngôn ngữ khác, liệu
ông có cơ hội tham dự vào nền văn học thế giới hay không?
– Theo tôi ngôn ngữ nào cũng có khả năng hiện diện trong nền văn học thế
giới, một khi nó sản sinh ra được những tác phẩm có tầm cỡ và đạt chất
lượng.
* Ông có e ngại rằng khi các tác phẩm của ông được dịch ra một ngôn ngữ
khác, văn phong của ông sẽ bị biến đổi và chúng sẽ mất đi một điều gì đó
quan trọng?
– Tôi nghĩ tôi đã gặp nhiều may mắn với những người dịch các tác phẩm
của mình, đặc biệt là những dịch giả tiếng Pháp. Còn với các ngôn ngữ
khác, thực tình tôi không kiểm tra được.
* Ông vẫn than phiền về việc có những dân tộc hay xã hội đã để mất lịch
sử của mình, khi có nhiều sự kiện hay giai đoạn lịch sử không được ghi
chép lại. Vậy người ta phải viết sử như thế nào mới là đủ?
– Chẳng hạn người ta không thể lãng quên cả một giai đoạn lịch sử như
người Ấn Độ đang làm, đó là giai đoạn từ năm 1080 cho tới khi có sự xuất