hiện của người châu Âu. Người Ấn Độ đã bỏ qua cả thời kỳ ấy. Người ta
cần phải nắm lại lịch sử của mình. Phải mổ xẻ, phân tích nó. Nếu không
làm được điều đó, người ta không thể rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho tương lai.
* Trong lời đáp từ sau khi nhận giải Nobel, ông đã cảm ơn “nước Anh -
ngôi nhà của tôi, và Ấn Độ - đất nước của tổ tiên tôi”. Vì sao ông không
nhắc tới đảo Trinidad, nơi ông sinh ra, sống đến năm 18 tuổi và cũng là
nơi tạo hậu cảnh cho những tiểu thuyết đầu tay của ông như Người tẩm
quất bí ẩn, Miguel Street, Một ngôi nhà cho Ngài Biswas?
– Vì sao tôi phải làm điều đó? Những cuốn sách ấy là do tôi viết, chứ
không phải Trinidad. Đấy chỉ là nơi cung cấp tư liệu cho tôi. Nếu không có
nước Anh, tôi cũng không hiểu được những gì mà tôi đã trải nghiệm tại
Trinidad. Ở đó, người ta không được học gì về nguồn gốc lịch sử của hòn
đảo này. Mãi tới khi đến Anh, tôi mới kiếm được những tài liệu quan trọng
trong Bảo tàng Anh để có thể hiểu đúng về nơi mình từng sống.
– Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là quyền tự do con người…
– Đấy là do tôi chịu ảnh hưởng của cha tôi. Ông vẫn dạy tôi: “Một khi có tự
do và giữ được tính độc lập, người ta cũng sẽ làm được việc lớn. Tự tin là
một vốn liếng quý giá”. Cũng chính ông khuyên tôi không nên học theo
một khuôn mẫu văn học nào cũng như tự gò bó mình trong một quan niệm
nào. Tôi nghĩ là tôi đã làm được điều ông dặn.
– Xin hỏi ông một câu khá thiếu tế nhị: ông có suy nghĩ gì về cuốn sách Sir
Vidias Shadow (Ngài Vidias Bóng tối) do Paul Theroux mới viết về ông?
Trong cuốn sách ấy, ông được mô tả là một con người mạnh mẽ, nhưng có
những tính cách không được thiện cảm cho lắm? Ông hài lòng với nhận xét
đó? Chắc ông đã nhiều lần phải trả lời câu hỏi như vậy?