Sinh năm 1931 nhưng là con hoang, ông không được mang tên dòng họ của
mình. Mẹ tái giá, ông về sống với ông bà ngoại - thời kỳ đáng yêu nhất
trong đời ông. Ông ngoại là một nhà văn và nhà nghiên cứu suốt đời không
thành đạt, một người vô chính phủ, và Bernhard thú nhận rằng chính ông
ngoại đã dạy cho ông có thái độ chối bỏ và đứng ngoài cuộc! “Cả cuộc đời
tôi do đó không là gì khác ngoài ý chí thường xuyên muốn quấy phá và
khiêu khích”. Năm 1933, Bernhard về ở với mẹ và đi học, một thời kỳ đầy
biến động đã thai nghén nên những hình tượng lớn sau này trong tác phẩm
của ông: Những thiên tài cô đơn, sự giam hãm, một xã hội về thực chất là
cực quyền, chủ nghĩa quốc xã và cơ đốc giáo…
Năm 1943, ông học nội trú ở Salzbourg và sau này đã thuật lại cái thế giới
trại tập trung ấy, nơi ngay sau chiến tranh cây thánh giá ngự trị trên tường
thay cho chân dung Hitler. 18 tuổi, ông mắc bệnh lao và bị bỏ nằm chờ
chết, nhưng đã trốn được và qua khỏi. Từ đó, ý niệm về cái chết và bệnh tật
không bao giờ rời bỏ ông. Và mọi sự vật chỉ còn là thức nuôi dưỡng lòng
hận thù mà ông biểu thị qua miệng các nhân vật, sự tiến công không khoan
nhượng vào nước Áo và những tập tục của nó, vào xã hội hiện tại, vào các
nhà báo, chính khách, trí thức, thầy thuốc v.v. Tuy nhiên ông đã quyết định
phải sống. Và viết. Những thành công đầu tiên đến trong những năm 60:
tiểu thuyết Đóng băng (Gel,1963), Nhiễu loạn (Perturbation, 1967) và
truyện ngắn Amras (1964).
Ông đi nhiều, sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp… nhưng bao giờ
cũng quay về đất nước quê hương mà ông ghét cay ghét đắng nhưng lại
không muốn từ bỏ. Tại đấy, ông tiếp tục viết các tiểu thuyết Mỏ thạch
cao (La Plâtrière, 1970), Trừng phạt (Correction, 1975), Người cháu của
Vitghenxtanh (Le Neveu de Wittgenstein, 1987), Bê-tông (Béton,
1982), Những thầy giáo xưa (Maitres anciens, 1985)…v.v. cho tới cuốn sau
cùng Dập tắt. Một sự sập đổ (Extinction. Un effond rement) - một cuốn
sách ghê gớm mang tính dự báo! Giải thưởng tới tấp như mưa xuống, ông
tới nhận mà vẫn chế giễu những người tặng giải cho mình! Ông thêm nổi