cướp đi người tình nhân, “cô gái có cặp mắt vàng” bởi người anh em cùng
cha khác mẹ. Điên lên vì ghen, Dudley giết chết người đẹp. Người ta có thể
tìm thấy chuỗi dài những tiếng gào thét tuyệt vọng về tình dục đậm chất
Balzac đó trong các tác phẩm khác. Đấy là một sự thác loạn tinh thần. Khi
viết, ông giống như kẻ lên đồng và trở thành một Chúa Trời. Một sức mạnh
siêu nhân được ông đưa vào trong hình hài con người, dưới những lớp da
khác nhau, với con số 2472 nhân vật trong Tấn trò đời.
Nhưng khi ông trở lại trong cái vỏ của mình, khi không còn xuất thần, ông
chỉ là một con người như bao con người khác, cũng xoay xở tháo vát, làm
đủ mọi nghề, dan díu với nhiều phụ nữ, say sưa, nghiện cà phê như một thứ
ma túy. Một con người ham sống điên cuồng nhưng lại biết tự kiểm soát
đến tối đa khi cầm bút. Viết thì hăm hở đến vô độ, nhưng chữa lại những
trang viết như một thứ khổ hình. Khi bạn đọc một trang văn của ông, bạn sẽ
bảo rằng ông đã chữa đến 14 lần, mà đấy là tính trung bình. Có lúc ông
chữa đi chữa lại đến 30 lần!
Nói về Balzac ư? Người ta không phải là vĩ nhân từ khi sinh ra, mà chỉ trở
thành vĩ nhân thôi. Vĩ đại là sự nghiệp. Hơn nữa đối với ông cảm hứng
không phải là từ trên trời rơi xuống, mà từ bên trong, là việc ngấu nghiến
và say sưa hấp thụ thực tại và biến nó thành siêu thực.
Ông là Cervantès của nước Pháp, là Tolstoi của nước Pháp. Đấy là nhà
quan sát cuộc sống xã hội mà, theo một công thức không ngừng lặp lại,
không những ganh đua với nhà nước dân sự mà cả với Chúa Trời. Trên hết,
đấy là một nhà thơ. Sức tưởng tượng cuốn ông đi và ông để lại cho chúng
ta một Bảo tàng không thể quên gồm những kẻ tội đồ, những gái giang hồ,
những kỹ nữ, những kẻ hãnh tiến, những cặp yêu đương, những chính
khách và những ký giả còn thực hơn cả ngoài đời và sinh ra từ đầu óc của
ông. Sự phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng đã bị thiên tài của Balzac
xóa đi. Honoré de Balzac hay là sự ham sống điên cuồng: Ông có đến mười