Victor Hugo
MỘT SIÊU SAO
Hơn một thế kỷ sau khi qua đời, Victor Hugo
lại trở thành nhà quán quân
trong danh sách những đĩa CD ăn khách nhất với vở kịch chuyển thể từ tác
phẩm của ông Nhà thờ Đức Bà ở Paris.
Con người này không chỉ là một nhà văn mà hơn thế rất nhiều: Một đấng
hóa công, kẻ tạo ra bao huyền thoại. Hơn một thế kỷ sau khi qua đời, người
ta vẫn không ngừng khám phá ông, cướp đoạt ông, và cả yêu ông nữa.
Chưa bao giờ ra khỏi điện Panthéon, ông vẫn đứng sừng sững trong cảnh
tượng thời cuối thế kỷ của chúng ta. Từ Paris đến New York, từ London
đến Bruxelles, người ta diễn Hugo, người ta múa Hugo, người ta hát Hugo.
Không có gì sống động hơn là bức tượng đó, không có gì thời sự hơn là
tiếng nói đó, tiếng nói mà từ bao năm nói với chúng ta về công bằng, về
bác ái, về vùng lên tranh đấu, về tự do. Bởi vì Hugo, không chỉ là một
trưởng lão đầu bạc của văn học Pháp. Cũng không chỉ là một mạch mỏ cho
các tác giả kịch bản điện ảnh không tìm được cảm hứng riêng. Đấy là một
kẻ lưu đày, một kẻ phản kháng. Một con người dám khước từ. Một nhà lãng
mạn, một kẻ chống sùng bái thần tượng, một kẻ dám chửi rủa trường phái
cổ điển. Đấy là nhà quán quân của nền cộng hòa xã hội, người đã biến
những kẻ bị đầy đọa trên mặt đất thành những anh hùng, những anh hùng
của thời nay vì họ là con người của mọi thời. Esmeralda, là những kẻ
không có giấy tờ. Cosette, là những đứa nhỏ lang thang. Quasimodo, là kẻ
ngoài lề xã hội. Gavroche, một ca sĩ nhạc rap. Không nghi ngờ gì, đám
đông chen chúc nhau xem vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà ở Paris và những
đứa trẻ mếu máo khóc với bộ phim của hãng Disney Thằng gù nhà thờ Đức
Bà, bây giờ đã không còn qua lại mấy với Toàn tập tác phẩm của Hugo.
Người ta mua những đĩa CD về Belle nhiều hơn là những cuốn sách do nhà
xuất bản Pléiade in ra. Nhưng qua những điệp khúc rộ lên từng thời, chính