Con có nghĩ là thiên đường độc đoán
Đến một nụ cười cũng bị liệm đi
Chỉ hiện ra ở đầu góc mép
Cuối nếp môi mím chặt tức thì.
Mallarmé đã sống ở đây vào cuối đời. Ông làm vườn, viết lách và qua đời ở
đấy. Phía trước là những cây ngâu, cây dẻ tây, và cách xa đó mấy bước
chân là con sông Seine lặng lẽ. Đằng sau nhà là một khu vườn xinh xắn
hình chữ nhật có tường vây, những thảm cỏ, những cây táo, hoa và khóm
cây.
Ông viết vở kịch Buổi chiều của Thần điền dã, bị Nhà hát hài kịch Pháp từ
chối nhưng Debussy chấp nhận. Ông viếtHérodiate mà không bao giờ hoàn
thành: “Ở đấy có một câu nói gồm 22 câu thơ, xoay quanh mỗi một động
từ”. Cái công việc thể hiện đó là một cái gì trên sức con người và phải cải
tạo lại sân khấu nữa mà vẫn chưa có thể thỏa mãn, nhưng Maeterlinck lại
tán thưởng. Vào thời gian viết hai tác phẩm đó, ông làm bài thơ nổi
tiếng Bản sonate tự trào.
Ở Mallarmé, lúc thì viết lách khó khăn nhưng lúc thì lại thật dồi dào. Bao
giờ cũng mơ mộng. Ông thoát ra khỏi sự bất lực bằng công việc, một
phương thuốc thần diệu. Tác phẩm càng kỳ dị thì càng không thành
công: Igitur, Faune rồi Livre (chỉ mới ở dạng ghi chép), nhưng tất cả đều bị
ám ảnh bởi ngôn từ của ông.
Một khủng hoảng to lớn đến với ông là khi đứa con trai Anatole bị ốm
nặng, kéo dài sự hấp hối rồi chết.
Khi sự nổi tiếng đến vào năm 1891, đâu đâu người ta cũng chào mời ông.
Những cuộc họp ở Bỉ, rồi ở Anh. Trong các trường Cao đẳng, người ta chờ