Thí dụ hai câu thơ:
Mảnh lụa nào mang nhựa thơm của thời gian
Nơi con quái vật Chimère gục ngã
Đấy là thứ lụa gì? Lá cờ đấy thôi! Nhưng làm sao biết được? Điều này cần
phải đọc cuốn sách tuyệt vời của Paul BénichouTheo Mallarmé trong đó
tác giả giải thích những chỗ khó, từ khúc sonnet này đến khúc sonnet khác
của Mallarmé. Hoặc giả cần đọc đi đọc lại và thấy sự giải thích cách 4 câu
thơ phía dưới: Những lỗ thủng của lá cờ trầm tư…
Năm 1891, Mallarmé có nói: “Gọi tên một sự vật là đã tước đi ba phần từ
sự hưởng thụ thơ, cái khiến cho người ta phải đoán ra từ từ: cái khơi gợi
chính là mơ mộng”. Ông còn nói: “Vẽ ra không phải sự vật mà cái tác động
nó sản sinh ra”. Về cảm xúc và thưởng thức, điều đó không phải bằng việc
giải thích, phán truyền, hay tống đạt. Ông nói: “Tôi làm nhạc, và còn cả
triệu thế giới bên kia được sinh ra một cách kỳ diệu bằng cách sắp xếp
những con chữ… Tôi không hề tối tăm vào lúc người ta đọc thơ tôi để tìm
kiếm cái mà tôi đã nói ra trước đó”.
Mallarmé là nhà thơ siêu hình. Ông sống vào buổi kết thúc một thế kỷ dữ
dằn và trần tục (tóm lại, giống thời đại chúng ta). Ông đã kinh qua bệnh
loạn trí nhẹ, khó hiểu, kỳ cục và rút ra từ đấy những vẻ lịch sự quá quắt,
những chiếc quạt, những lời khen, những nụ cười. Ông đã suýt tự sát đến
trăm lần, và điều đó chỉ có ông và kẻ đồng hành chính của ông là hư vô
chứng kiến.
Mallarmé có một nét hài hước sắc bén, và còn có một tham vọng mang đậm
chất khủng bố. Thơ là quả bom nổ chậm, một thứ thuốc độc ghê gớm, một
sự khủng bố đối với nghề viết phóng sự và với đức tin nói chung (vào Chúa
trời và xã hội, vào thế giới). Người ta tự hỏi mà không hiểu ra được tại sao
chúng ta lại tiếp tục kể ra những câu chuyện, đến xem bộ phim sắp chiếu,