Hà Hiệp vội vã và cơm, lắc đầu nói: “Giờ không lo người ít, chỉ lo
người đông, điều hai người nữa tới lại càng thêm bận”.
Thấy Diệu Thiên không hiểu. Hà Hiệp nhẫn nại giải thích: “Những
việc trợ cấp khao thưởng, bình xét cấp bậc đều không khó. Cái khó nằm ở
chỗ điều động tiền lương[1]. Trong phạm vi cai quản của ta không có kho
tiền lương riêng chỉ dùng cho việc quân, món tiền nào cũng phải xin lĩnh
bên quốc khố. Xin lĩnh một món không biết phải có bao nhiêu cái gật đầu
của các quan, phải viết bao nhiêu tờ khai. Ta có thể đợi, nhưng các binh sĩ
trong quân thì đợi thế nào? Hôm nay ta mất bao nhiêu thời gian ở bên quốc
khố, họ mới chịu phê duyệt tiền thưởng cho năm ngàn người đầu tiên, ngày
mai lại tiếp tục phải sang bên đó”.
[1] Thời trước, khi thu thuế ruộng, có thể thu lương thực, có thể thu
tiền, nên gọi chung là tiền lương.
Diệu Thiên nghe rất chăm chú, tay cũng cầm đôi đũa, vừa gắp thức ăn
cho Hà Hiệp, vừa chậm rãi đáp: “Đây không phải chuyện nhỏ, khao thưởng
trợ cấp chậm trễ thế này, các binh sĩ sẽ không vui, như thế chẳng phải sẽ
khiến lòng quân dao động sao?”.
Rõ ràng Hà Hiệp đã rất mệt, bát cơm đầu tiên nhanh chóng chui vào
bụng, lại bảo thị nữ xới thêm bát nữa. Hà Hiệp tán đồng: “Công chúa nói
rất đúng. Nhưng hiện giờ ta không lo lắng điều này, cùng lắm thì ta mệt
thêm một chút, kiểu gì cũng xong. Nhưng điều động tiền lương cho quân
chậm chạp như vậy, nhỡ khi chiến tranh xảy ra, tình thế nguy cấp, lấy đâu
thời gian mà xin xỏ hết cấp này đến cấp khác? Quân Đông Lâm đã đến đây
một lần, quen thuộc đường sá địa hình, lần sau đến, chưa chắc họ đã cho
chúng ta thời gian chuẩn bị như lần này”.
Hà Hiệp trước nay nổi danh tướng tài, Diệu Thiên cũng đã chấp chính
nhiều ngày, biết hắn nói không sai, nên chẳng hề do dự mà bảo ngay:
“Đúng là quân binh cần có kho tiền lương riêng của mình. Buổi chầu sớm