Lão La bỗng quỳ sụp xuống, bịt miệng khóc.
“Lão La, lão khóc cái gì?”
“Đừng hỏi nữa”, người bên cạnh thở dài, “Muội muội của lão La được
gả đến thôn Giao Khẩu”.
Mọi người lòng đều trĩu nặng.
Nước mất rồi.
Bách tính bị ức hiếp trăm bề, sinh tử không còn do mình quyết định.
A Hán tức giận bước nhanh qua bờ giậu, ngồi phịch xuống ghế đá
trong vườn, nói với Tắc Doãn: “A ca, không được rồi, ta không chịu nổi
nữa. Ta phải đi lính, đi đánh tên tặc tử Hà Hiệp! Thời nào không biết nữa?
Lương thực? Lấy đâu ra nhiều lương thực thế? Nuôi quân, vậy còn nữ nhân
và hài nhi của ta thì sao?”.
“A Hán, đừng rước họa vào thân”. Dương Phượng từ trong phòng
bước ra, nhìn A Hán vẻ trách móc, khẽ nói, “Hà Hiệp đã hạ lệnh, tố cáo
một kẻ phản nghịch được thưởng năm lượng vàng. Ngươi la lối như vậy,
cẩn thận kẻo bị người ta tố cáo”.
“Lương thực thì bị cướp, nhà bị chúng lục soát, cả con gà vừa lớn
cũng không còn, ta sợ cái gì chứ?”, A Hán tiếp tục, “Ta cũng chẳng sợ
chết”.
“Còn thê tử, hài nhi của ngươi?”
“Ta…” Cổ họng bỗng nghẹn lại, cả người A Hán như không còn sức
lực. “Muốn sống thì có tác dụng gì? Chúng căn bản đâu để người ta
sống…”, giọng nói có phần yếu đi.