kiến thức đại trà. Chứ khi dạy phép tắc đi thi, ông lại có những “món tủ”
riêng cho trò yêu, nhất là hai con trai. Tỷ như những bài văn sách quá hay,
thường đem ra bình phẩm ở tỉnh, huyện thì nên tránh đi kẻo dễ trùng lặp,
mà hãy chăm rèn những bài loại nhì, loại ba thôi. Tỷ như, cha “giải” sẵn
những đầu đề trong sách học đi thi rồi cho học thuộc, vào hạch khảo không
quán quân cũng trúng tuyển. Đây là món gia truyền, “tử công phu”. Bao
nhiêu cay cú, kinh nghiệm một đời thi hỏng, ông truyền cho con cả.
Nhồi lắm thì chữ phải đầy. Liệu, giống anh Chước, sớm nổi tiếng
thông minh hơn người. Rất khổ là mỗi khi có bạn bè đến, ông bố cứ gọi con
ra đối lại những câu người ta ra. Đối đáp trôi chảy nhưng đúng là cực hình,
dù nó kích thích tính háo thắng, đợi chờ lời khen.
“Thằng Di nhà tôi đi sau mót lấy những chữ cậu Liệu nhà bác bỏ rơi,
có mà cũng nhất tổng rồi”.
“Sau này đỗ đạt nên ông, đi võng che lọng đừng quên chúng tôi, cậu
Liệu nhá”.
Những lời làm Liệu ta phổng mũi, giá ðứng ngoài giọt gianh, trời mua
nuớc chui cả vào mũi cũng nên. Nguời ta mời cậu về học cùng, bảo học cho
con. Muời lãm tuổi, cảnh nhà túng quẫn, Liệu ðã ði dạy học riêng, tuy
không thành cua hái ra tiền nhu các thầy giáo dạy thêm bây giờ, nhung khi
nải chuối, lúc dãm quả trứng gà, lộc ðã lỗ chỗ. Chua biết sợ, tự tin và liều
lĩnh quá, bất chấp luật ðịnh, có lần Liệu ðội tên nguời khác ði thi các kì
tuyển sinh và khóa sinh. Bấy giờ chua có thẻ thi dán ảnh, nguời thi hộ chỉ
nộp quyển, khai họ tên, quê quán, kí tên, ðiểm chỉ là lọt vào ðuợc truờng
thi. Việc làm bài càng dễ, vì bấy nhiêu ðòi hỏi của ðề chả ðáng là bao so
với bồ chữ cậu tích cóp nên. Xong việc, nếu trúng tuyển sinh, Liệu ðuợc
nãm ðồng bạc Ðông Duong, trúng khóa sinh ðuợc hai muoi ðồng, cả một
gia tài so với công sức dạy học của bố, làm ruộng của mẹ và các chị.
Nhung mà lo, mà hãi lắm. Mỗi lần xong lại hú vía. Bị phát giác ra, cả nguời
thi hộ lẫn nguời thuê thi ðều tù cả.