CÕI NGƯỜI - Trang 269

ta hoặc sử Trung Hoa, nhưng cách nhìn khá mới. Trong chương một,
“Nguyên nhân mất nước (câu chuyện quá khứ)”, Liệu đề cập đến những
cơn cớ nội tại của người mình, nó khiến ngôi nhà dân tộc quá mỏng manh,
thực dân vừa đụng đến đã đổ rụi.

Chính trị làm mất nước ta

Vua càng (được đề lên cao) quý bao nhiêu thì dân càng hèn bấy

nhiêu... , gây nên cái chính trị đồi bại... Cái không khí áp chế chỗ nào cũng
nằng nặc khó chịu, xuống đến bậc dân thì không còn dân đạo, dân quyền gì
nữa.

Hai mươi mấy triệu người tôn một người lên, rồi bảo rằng phải trung

với người ấy. Người ấy bảo sống được sống, người ấy bảo chết phải chết,
người ấy bảo phải thì phải, người ấy bảo quấy thì quấy, ta không hiểu cái
chữ “Trung” là thế nào vậy... Vì vậy mà ngôn luận không được tự do mà ý
kiến bế tắc, toàn dân trong nước chẳng khác gì một bầy trâu, chỉ biết ăn no
vác nặng, rồi tuỳ ở anh cầm cày bảo đi đâu thì đi thôi.

Văn học làm mất nước ta

... người Tàu bày ra lối thi cử nghiệp, để lựa lấy nhân tài ra hành

chính. Người mình cũng bắt chước theo, gây nên cái tục lệ cho những sĩ
phu trong nước, không phải học để làm người, mà chỉ học để làm quan... ,
chỉ còn lại một mớ từ chương, hư văn vô bổ... Đau đớn thay cái công phu
ấy có phải học để nghiên cứu một cái khoa học gì, hay ôn nhuần một cái lý
thuyết gì, hấp thụ một cái tư tưởng gì đâu, mà chỉ học thuộc lòng những
cuốn sách và những bài vở người ta làm sẵn, chứa chất ở trong bụng, tới
ngày thi thì nhả ra.

Luân lý làm mất nước ta

Trong đạo vua tôi có dậy rằng: bầy tôi phải thờ vua lấy trung, cùng là,

vua là cha mẹ của dân, vua sai bầy tôi chết, bầy tôi không chết không phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.