“Pháp - Việt nhất gia đơi ơi ơi... Báo đơi ơi ơi... ”. Trẻ bán báo vừa cất
giọng đã bị xô lại bắt. Các hàng sách báo bị lục tung. Không lúc nào nhà
cầm quyền lại sợ Pháp - Việt nhất gia như bây giờ.
Nhưng phố Sabourain, nơi đặt tòa soạn thì vắng lặng. Hai đầu phố,
cảnh sát, sen đầm đứng cấm người qua lại. Từ trụ sở đi ra, ai cũng bị khám
xem có đem báo ra ngoài không. Trên ban công gác hai nhà 37, kẻ vừa giết
báo nhìn xuống con phố vắng, không nhịn được cười khi thấy ông quản lý
đi nghênh ngang đợi người đến bắt. Thiêng liêng, hiên ngang thay là những
người cùng chí hướng...
Trần Quang Nghiêm từ Biên Hòa đâm bổ về, loạng choạng lên cầu
thang. Không buồn bắt tay “tên” chủ bút, ông chỉ xấp Pháp - Việt nhất gia
còn lại trên bàn, thất thanh:
- Các ông giết tôi rồi. Nó còn dữ gấp mấy tờ Việt Nam hồn bên Pháp
nữa kia.
Liệu bần thần. Đấy là giây phút thử thách nghiệt ngã hơn cả lúc anh bị
lôi về sở cẩm.
Cơn bão sau “trận đột kích Pháp - Việt nhất gia” cuối cùng cũng lắng
xuống. Hậu quả không đến nỗi nặng nề như những kẻ gây náo loạn dự tính,
nghĩa là chẳng phải nằm bót. Chế độ thuộc địa, do ảnh hưởng của những
đạo luật ngôn luận bên Pháp, cho phép các nhà báo được hưởng những
quyền tự do nhất định. Thế là Liệu được nhởn nhơ, để mà toàn tâm toàn ý
cho Đông Pháp thời báo của chủ nhiệm Nguyễn Kim Đính, con người đang
khốn quẫn nhưng còn đầy tham vọng và nghị lực.
Cuối năm 1924, Đông Pháp thời báo ra tuần ba kì, mỗi số có 1300
bản, bị đè nghít dưới hệ thống báo chí thân thực dân. Căn nhà hai tầng phố
Mạc Má Hồng (Mac Mahon) kín mít như chuồng bò, vừa là tòa soạn, trị sự,
lại đặt luôn máy in báo. Hàng ngày Liệu ngồi thu mình trước cái bàn viết