CÕI NGƯỜI - Trang 91

CÕI NGƯỜI

Trần Chiến

www.dtv-ebook.com

Người Tù Đa Cảm

Đời tù ở Côn Đảo kể chả đến nỗi bị đầy đoạ lắm về mặt thể xác, nghĩa

là những vụ đánh đập, trừng phạt của cai ngục, của tù nhân - thường là
thường phạm - “đãi” nhau không phải là nhiều. Nhưng kiểu gì thì vẫn là tù.
Từ mấy chú lính, đám công chức đến phạm đi đâu cũng vẫn trời nước bao
quanh, vượt ra ngoài chút chút đã mênh mông trùng dương đầy nguy hiểm.
Bởi vậy, những chuyến tàu tiếp tế lương thực thực phẩm, mang tù mới ra,
chở tù mãn hạn về, cùng những cánh thư, sách báo kèm theo đều là sự kiện
lớn.

Đảo đã có dân, lập nhà thương, bưu điện, nhà thờ, vài trụ sở dân sự

phục vụ bộ máy quản lý. Tiệm buôn không có, trừ cửa hàng tạp hóa tối cần
thiết của một người Hoa, có phép của chúa đảo. Năm 1933, Liệu nhận tin
tàu Sài Gòn ra mang theo lời thăm hỏi của bạn bè trong đất. Người chuyển
những lời nhắn quý báu ấy là Phạm Thị Hồng, cô hộ sinh người Bắc, đến
nhận công việc ngoài đảo với mẹ già và người em họ tên Phạm Thị Bách.

Tù chính trị “đời mới”, như đám Quốc dân đảng của Liệu hay Cộng

sản của Ngô Gia Tự, có khác với các cụ “đời cũ” thời Duy tân, vô khám, dù
khám giữa trời nước, còn có thể nghĩ đến ngày về. Họ không bị dập tắt ý
chí, còn giữ nguyên lý tưởng về dân, về nước. Gặp chỗ thích hợp, họ tìm
cách gieo cái “mầm” ấy xuống. Phạm Thị Hồng chưa từng chính trị chính
em gì nhưng đã tình nguyện làm một cánh thư cho đám cách mạng, thời là
người tốt, vậy nên bắt vào. Vả chăng được trò chuyện, dù cách mặt, cách
hẳn lời - với phụ nữ sung sướng lắm. Hồi xem kịch ở khám II Côn Lôn,
Liệu còn viết cả mười trang thư đến anh tù đóng vai nữ để gửi lòng mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.