CÕI NGƯỜI TA - Trang 167

“Ai ngờ một phút tan tành thịt xương”
Biển mây vùng vẫy ngang tang.

Dẫn mình đi bỏ suối vàng như không.

[2]

André Malraux, trong Les Voix du Silence, ở cuối tập, trang 639, có tỏ

ý không hài lòng với câu này. Malraux chắc là không đọc cuốn sách Saint-
Exupéry, nên lầm nghĩa lời nói; tách rời khỏi tiết mạch câu chuyện dị
thường, lời nói cô lập chơ vơ, mất hết chân trời viễn vọng. Một kẻ vào sinh
ra tử, vừa thoát tay thần chết mở môi nói lời đó lúc nhìn thấy mặt bạn bên
mình, bình diện lập tức ở về phía-bên-kia
. Nghĩa là?

- “Anh Saint-Exupréry, anh thấy đó chứ? Bạn anh đây, tôi giỏi hơn con

vật “một chút”, anh hài lòng vì thằng bạn của anh đi. Không bao giờ một
con vật làm cái việc tôi đã làm. Vậy mọi con người hãy hân hoan hài hòa
đi chứ.” Nếu đẩy sang bình diện lập luận trí thức, ắt là cái tinh thần vừa bi
tráng, vừa tươi vui kia sẽ bị tổn thương, hoặc biến mất.

Camus cũng cuộc sống một lần bác một câu nói của Saint-Exupréry

(xem L’Été). Nhưng do một phép lập ngôn của trường hợp yêu sách. Vốn
hoàn toàn chấp thuận nhau, mà người tư tưởng đôi khi phải giả vờ bác
nhau trước mặt mọi người. Điệu bài bác kia không hề hiểm độc. Trái lại,
nó phơi mở những chân trời giúp kẻ khác lên đường tư tưởng nhận định lại
phương hướng, phương vị của mình.

[3]

Cước chú

Đến đây tôi cảm thấy cần trở lại với cước chú ở trong trang 57. André

Malraux viết như thế này:

“Nhân bản chủ nghĩa, không phải là nói: “Cái điều tôi đã làm, không

một con vật nào ắt đã làm”; nhân bản chủ nghĩa, là nói: “Chúng tôi đã
khước từ cái mà con thú vật trong chúng tôi đã muốn, và chúng tôi muốn
tìm thấy trở lại con người ở mọi nơi nào chúng tôi đã tìm thấy những gì
chà đạp nó”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.