Hỡi ôi! Đó là luận lý! Buồn thay!
Jean Walh bài bác Heidegger cũng lý luận gần giống như vậy, Sartre bài
bác Camus cũng giống như vậy.
Xin cử ra một thí dụ đơn sơ hơn nữa:
Dịch văn thơ bao giờ cũng phải tôn trọng nguyên tác tận trong mạch
ngầm tinh thể của tinh thần nó. Vậy bản dịch đúng tất nhiên phải là bản
dịch phơi mở được mọi tinh túy của nguyên tác trên mọi bình diện nó di
chuyển ở mọi chốn, mọi nơi. Và do đó mọi bản dịch đúng về một tác phẩm
phải có một nội dung hình thể giống hệt như nhau. Nhưng xét ra, tự cổ chí
kim, chưa hề có hai bản dịch nào, lại giống hệt nhau về cả nội dung lẫn
hình thức. Vậy biết làm sao mà nhìn cho ra cái bản dịch đúng. Vì cái đúng,
cái chân xác bao giờ cũng là chỗ để mọi cái “phải” chịu đồng quy. Mà như
ta thấy, trong hàng triệu bản dịch chẳng có bản nào là đồng quy cho một
bản nào. Vậy tất nhiên mọi bản đều sai be bét cả. Đã sai, còn giữ làm gì.
Phải nên vội vã đốt hết một cách thật hấp tấp. Không còn một bản dịch nào
còn lý do để tồn tại.
Hỡi ôi! Đó là luận lý! Thật đáng buồn thay.
Bởi đâu mà có tình huống thảm thê nọ? Nguyên do có lẽ bởi vì: chúng ta
quên suy gẫm về tiếng tồn tại. Tồn tại không hẳn là tồn lưu. Chúng ta quên
suy gẫm về tiếng lý do. Lý (lý) do không hẳn là Do Lý. Chúng ta quên suy
gẫm về tiếng “hấp tấp vội vã”. Vội vã không hẳn là vội vàng. Chúng ta
quên suy gẫm về tiếng sai và tiếng đúng. Sai không hẳn là quấy; đúng
không hẳn là chính xác; chính xác không hẳn là xác thực; xác thực không
hẳn là nghiêm mật – nghĩa là lầm lẫn một cách tai hại hai tiếng:
l’exactitude và la pensée. L’exactitude scientifique không phải là la rigueur
de la pensée, chúng cùng thiết yếu ở lĩnh vực mình, nhưng hoàn toàn không
có gì gần nhau – từ trong bản chất. Hai tiếng đó hoàn toàn biệt lập nhau.
Tại sao vậy? Có lẽ tại vì bấy lâu nay người ta thấy chúng gần nhau quá!
Và có lẽ nhất, là tại nhà tư tưởng biến thành triết học gia. Mà triết-học-gia
là quên mất “gia” là “nhà”, mà chỉ còn nhớ “bác” là “học”. Triết gia
biến làm bác học giả. Và cả học giả, cả triết gia cũng có mặc cảm tự-ti-