giữa mê hồn trận hiện đại – theo tinh thần ông gán cho một nhân vật: “Tại
sao anh làm điều xấu? Vì điều tốt, thiên hạ đã làm rồi”.
Cái nguy nhất là tới đây, ta lại phải nêu câu hỏi: Biết đâu chính
Merleau-Ponty cũng lại thử đùa rỡn-một-trận với tinh thần hùng vĩ của
Einstein??? Nếu không thì tại sao ông lại lý luận như trẻ con, theo lối
Platon bàn việc Thi Ca???
Nêu được câu hỏi đó, là biết luận lý tồn lưu, theo nghĩa: luận lý về cái
lý-Lô-Gô sơ nguyên ban thủy (nên nhớ sơ, nguyên, ban, thủy, xin được hiểu
mỗi tiếng theo hai nghĩa bội nhị khác nhau – hai nghĩa vừa xa vừa gần
nhau).
Có thể giải thích cụ thể hơn, rõ ràng hơn nữa không? Về cái lối luận lý
tồn lưu? Có thể lắm. Xin cử một thí dụ cụ thể về cái lối luận lý tồn-lưu-
phiêu-bồng vì rất mực cụ thể mà biến thành siêu thể:
Bấy lâu nay ta nghĩ rằng ta-tư-tưởng. Làm sao có thể tin như thế được?
Bởi vì thật ra ta không tư tưởng, mà chính tư tưởng về với chúng ta. Vậy ư?
Chính vậy. Ai chẳng thường kinh nghiệm điều này: nhiều lúc ta vò đầu, bứt
tóc, ngắt lông, mà nào có nghĩ ra cái tư tưởng nào đâu. Bỗng một bình
minh (theo nghĩa bóng: bình minh có thể là hoàng hôn, có thể là nửa đêm
gà gáy bỗng dưng sau một giấc chiêm bao, từ đâu chẳng rõ) ta – “A ha!
Gặp rồi! Nhận thấy rồi”. Thử hỏi: nếu tư tưởng không về với ta trong
chiêm bao mà ứng mộng, theo lối Đạm Tiên về với Kiều, thì làm sao ta lại
thấy ra, mà kêu to như thế? Lúc ta tìm thì nó không tới; ta tìm dữ, thì chính
ta điên đầu. Sau một giấc chiêm bao ta phiêu bồng theo cánh bướm, bỗng
tư tưởng đến với ta như đã đến với Trang Tử, hoặc lớn hơn đôi chút, theo
cánh bướm dìu về.
Người bị ảnh hưởng tâm lý học Tây Phương hạ đẳng, sẽ lôi những giải
thích lai rai về tâm lý ra mà bác ý kiến trên đây. Họ bảo: “Không thể nói là
tư tưởng đến với ta. Chính là ta tìm ra tư tưởng. Bởi đâu? Cứ thử luận lý
theo cái thí dụ anh nêu ra. Anh tưởng rằng khi anh ngủ, là anh triệt để ngủ
nướng như lá cỏ? Không. Lúc anh ngủ, tiềm thức anh vẫn tiếp tục làm việc
một cách sâu thẳm mà minh mẫn vô cùng. Rồi tỉnh cơn ngủ, trở giấc trút