điên-đảo trước khoa học. Như vậy vừa phụ mình lại vừa phụ khoa học.
Nhưng khoa học hoằng viễn tự buộc mình phải chọn lĩnh vực mình, mà vẫn
nguyện cầu cho nhà tư tưởng phải trưởng thành mà thành tựu cho tư tưởng
để cùng nhau góp sức giải cứu con người trong hiểm họa về sau, để cùng
mong sớm có ngày trùng ngộ bắt tay nhau qua bốn biển giữa một nhà.
Nhưng nhà tan và biển mất. Vâng. Mọi nhà khoa học hoằng viễn hẳn phải
nguyện cầu chừng đó. Ngờ đâu nhà tư tưởng lại ưa làm nô lệ ru rú theo
đuổi khoa học: lúc nào thấy tư tưởng có-vẻ-không-khoa-học, thì vội vã cho
đó không phải là tư tưởng. Do đó, cố công gắng sức làm sao chứng minh
cho rõ ràng rằng: tư tưởng của mình thật có tinh thần khoa học một cây!
Rồi lại cố công chứng minh một việc thừa, một việc ai ai cũng rõ: phân biệt
khoa học và tinh thần khoa học!
Người tư tưởng triết gia nào, trong thời đại chúng ta, mang nặng mặc
cảm nhiều nhất đối với khoa học? Ấy không ngờ lại là Merleau-Ponty! Ông
khá hơn Sartre ở chỗ ông không có mauvaise foi. Ông thua hẳn Sartre về
cái thông minh và tài hoa. Cả hai ông cùng thiếu mất cái tinh thần – là cái
cốt yếu của tư tưởng Phương Đông. Phương Đông không hẳn là của riêng
đông phương. Nerval, Hoelderlin vẫn là những thi nhân tư tưởng Đông
Phương. Parménide, Héraclite, Homère, cũng vậy. Ngược lại người Đông
Phương ngày nay phần đông lại là người nô lệ cho Tây Phương. Suốt đời
viết tiếng Việt mà vẫn là văn sĩ Pháp. Cũng như có kẻ suốt đời – tức là một
trăm năm – viết tiếng Pháp mà vẫn là văn sĩ Việt. Trở lại với Merleau-
Ponty. Xem lại cái bài ông công kích Einstein mà buồn cười vỡ mật. (Và
phải bấm bụng nín cho khỏi cười). Và cái việc buồn cười nhất lại là: ông
công kích kịch liệt nhà khoa học Einstein, mà lại vô tình đưa những luận
chứng do tinh thần khoa học hạ đẳng đã ngấm ngầm tác động tâm linh ông
ở tiềm thức, mặc dù bao lần ông vùng vẫy để thoát ly. Trường hợp Sartre
cũng khó mà phận biệt được là ông cũng quá nhiều mauvaise foi (mauvaise
foi không hẳn là ác ý) hoặc là ông ta muốn mở một cuộc đùa (đùa không
hẳn là chơi) hoặc chịu chơi trong nhất cuộc kỳ - vẫn một cuộc đùa đồ sộ