Bác nhìn Kunta chằm chằm "Tất cả cái không ổn mí mầy là dư thế! Mầy
không ốm mà cũng chẳng làm sao cả"
Kunta đứng nhìn xuống mũi giày. Một lúc sau, cái nhìn của bác vĩ cầm
dịu đi và bác ta bước né sang bên. "Mầy đã đến đây, thì vào đi. Dưng tau
nói để mầy biết mầy còn giở rắm giở thối ra lần nữa thì chẳng ai thèm nói
mí mầy cho đến khi mầy già bằng ông Bành tổ!"
Nuốt giận và tủi nhục, Kunta bước vào lều và ngồi xuống; và sau một
hồi im lặng tưởng như bất tận giữa hai người - mà hiển nhiên là bác vĩ cầm
không hề có ý định chấm dứt - Kunta cố cưỡng mình nói đến chuyện kiến
nghị hồi hương về Châu Phi. Bác vĩ cầm hờ hững nói là bác đã biết từ lâu
và không có li leo ông cụ khả năng nào để chuyện đó thành sự thật được.
Thấy vẻ phật ý của Kunta, bác vĩ cầm dường như dịu đi một chút. "Để
tau nói cái này tau cuộc là mầy chưa được nghe. Trên mạn Bắc ở Niu Yóoc,
có cái gọi là Hội giải phóng nô lệ, nó mở một trường cho các nhọ tự do
muốn học đọc học viết và mọi thứ nghề".
Kunta thấy bác vĩ cầm lại trò chuyện với mình như cũ thì sung sướng
nhẹ cả người đến nỗi hầu như không nghe thấy ông bạn già nói gì. Mấy
phút sau, bác vĩ cầm ngừng nói một lát và ngồi nhìn Kunta, vẻ dò hỏi.
"Mầy có nghe tao nói không?" cuối cùng bác hỏi.
"Hả?" Kunta nói, từ nãy đến giờ anh vẫn triền miên suy nghĩ.
"Tau hỏi mầy một câu từ năm phút rồi".
"Xin lỗi tui đang mải nghĩ"
"Thôi được, vì mầy không biết đường mà lắng tai nghe, để tau bày
cách cho mầy". Bác ngồi trở lại và khoanh tay.