Bác vĩ cầm ngắt lời. "Dào! Cái í chả có nghĩa gì sất! Bao giờ cũng có
một số ông lớn, da trắng mốn xóa bỏ chế độ nô lệ. Xì, chế độ nô lệ đã bị đặt
ra ngoài vòng pháp luật ở bang Vơjinia này mười năm rồi, nhưng mà luật ví
chả lệ, các người thấy đấy, chúng ta vẫn là nô lệ còn họ thì cứ đưa sang
thêm hàng tàu đầy nhọ".
"Thế dững nhọ ấy bị đem đi đâu cả?" Kunta hỏi. "Một số lái xe tui
quen bỉu là chủ họ đi nhiều chuyến rõ lâu mà hàng mấy ngày liền chả thấy
một cái mặt da đen nào khác". «Có ối vùng cả quận không có nấy một đồn
điền nhớn và cơ hồ chẳng thấy một bóng nhọ nào cả», ông già làm vườn
nói. « Chỉ dặt những trại nhỏ đầy sỏi đá, bán mười năm xu một mẫu cho
đám da trắng nghèo kiết nõ đít đến độ phải ăn đất, ăn cát. Và chẳng khá
khấm hơn họ bao nhiêu, nà dững người có chút ruộng không tốt hơn mấy tí
và một dúm nô lệ».
«Tui nghe nói có một nơi không phải chỉ có từng dúm nhọ thôi đâu, đó
là miền Tây Ấn», bác vĩ cầm nói và quay sang Kunta. «Chú mày biết ở đâu
không? Ở bên kia biển, giống như quê chú mày í». Kunta lắc đầu.
« Mốn sao thì sao », bác vĩ cầm nói tiếp, « tui nghe nói ở đấy một ông
chủ có tới cả nghìn nhọ để trồng và chặt cái giống cây làm đường, làm rượu
rum. Người ta kể mấy tui hàng đoàn tàu, giống như cái tàu chở chú mày tới
đây í, thường dừng ở Tây Ấn cho bọn nhọ Châu Phi ở lại đấy một thời gian,
vỗ béo chúng sau cái chặng đường dài đã làm chúng ốm o đói khát gần
chết. Vỗ béo chúng, rồi mang chúng tới đây để bán với giá hời hơn dững
nhọ có sức làm việc. Chí ít cũng là dững cái tui nghe nói».
Không bao giờ Kunta khỏi kinh ngạc về việc bác vĩ cầm và ông già
làm vườn tỏ tường đến thế về những điều họ chưa từng thấy và những nơi
họ chưa từng đến, vì anh nhớ rõ ràng là đã từng nghe cả hai nói rằng họ
chẳng bao giờ ra khỏi Vơjinia và Bắc Carolina. Anh đã từng đi chu du
nhiều hơn họ biết mấy - không những suốt chặng đường dài từ Châu Phi tới
đây, mà cả bao lần đánh xe cho ông chủ đi tới đi lui khắp bang này - thế mà