CỘI RỄ - Trang 882

lâu đã đệm đàn cho dàn đồng ca ở Nhà Thờ Tân Giáo Giám Lý cho người
da màu và Uyl là quản trị trưởng và Xinthiơ là chủ tịch vĩnh viễn của Ban
nữ quản lý.

Khi Bơthơ học hết lớp tám ở địa phương vào tháng 6 năm 1909, một

điều đương nhiên là cô phải rời Henninh để đi học tiếp ở Viện Lêin (do Nhà
Thờ Tân Giáo Giám Lý do người da màu trợ giúp) tại Jêchxơn, bang
Tennexi, cách đây ba mươi dặm về phía đông, có từ lớp chín cho đến hết
hai năm cao học.

"Con gái ạ, con không cách nào biết được... việc này có ý nghĩa dư thế

nào đâu, trong gia đình nhà ta, bi giờ con là người đầu tiên vào đại học..."

"Mẹ, bao giờ con mới có thể làm cho bố, mẹ đừng có nói những chữ

như "bi giờ" và "dư" nữa? Con đã bảo phải phát âm là "bây giờ" và "như"
cơ mà! Xét cho cùng, sinh ra trường cao đẳng để làm gì chứ? Chả phải để
cho "người ta đến học hay sao?".

Khi còn lại một mình với chồng, Xinthiơ khóc. "Lạy chúa, xin Người

giúp chúng con soi sáng cho nó. Uyl ạ, rành con nó không hiểu nổi".

"Có lẽ nó không hiểu, lại tốt nhất đấy", Uyl tìm cách an ủi. "Anh chỉ

biết khi mình trút hơi thở cuối cùng, được thấy nó may mắn hơn chúng ta".

Đáp ứng lòng mong đợi của bố mẹ, Bơthơ kiên trì theo hết các lớn

trên - học sư phạm để trở thành cô giáo - và cô vừa chơi pianô vừa hát ở
ban đồng ca nhà trường.

Trong những lần về thăm nhà sau này, Bơthơ bắt đầu nói đến một

thanh niên cô đã gặp ở ban đồng ca nhà trường tên là Xaimơn Elichzandơ
Heili, gốc từ thị xã Xavannơ, bang Tennexi. Cô kể là anh ta rất nghèo, phải
cùng một lúc làm bốn loại công việc linh tinh để có đủ tiền theo học khoa
nông nghiệp tại trường. Thấy Bơthơ tiếp tục nói chuyện về anh ta, một năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.