CỘI RỄ - Trang 888

là một thỏa hiệp giữa các phe phái, và phe chống chế độ nô lệ đã đạt được
mục tiêu đòi cấm tệ buôn người. Song điều khoản này chỉ bắt đầu có hiệu
lực từ 1807, tức là hai mươi năm sau, và phải hơn nửa thế kỷ nữa, qua cuộc
chiến tranh Nam - Bắc (1861 - 1865), chế độ nô lệ mới được chính thức
xóa bỏ.

Chế độ nô lệ đã thành thiết chế từ buổi đầu dinh điền ở Bắc Mỹ. Nét

nổi bật của lịch sử Mỹ trong thời kỳ này là việc mở rộng về phía Tây, và sự
bành trướng đó dẫn đến chỗ gần như tiêu diệt các bộ lạc da đỏ. Tệ buôn
người cộng với tỷ lệ sinh đẻ cao của người da đen đã khiến số nô lệ - hầu
hết là gốc Phi - tăng vọt lên, chiếm tới 1/7 - 1/8 tổng dân số. Đáng chú ý là
vào nửa sau thế kỷ XIX, chế độ nô lệ đã tự nó biến mất ở miền Bắc; các
điền chủ ở đây hoặc đã bán hết nô lệ, hoặc đã giải phóng họ. Điều đó -
cùng với những tin tức về các cuộc nổi dậy đây đó của người da đen - luôn
luôn là đầu đề bàn tán sôi nổi trong những buổi tối họp mặt ở các "xóm nô"
của các đồn điền miền Nam, và hình ảnh người "nhọ" tự do trên miền Bắc,
đầy sức hấp dẫn, trở thành nỗi trăn trở khôn nguôi của những Kunta cùng
bạn nô và con cháu của họ. Điều đó cũng là nguyên nhân bất bình sâu sắc
của các điền chủ miền Nam; ở đó, một phần tư dân da trắng, có sở hữu nô
lệ, nguồn nhân lực cần thiết cho cuộc canh tác (bông, thuốc lá) của họ.
Năm 1860, A. Lincôn trúng cử tổng thống và một trong những chủ trương
tích cực của ông là xóa bỏ chế độ nô lệ. Giọt nước tràn cốc đó đã châm
ngòi nổ cho cuộc chiến Nam Bắc, được gọi trong sử Mỹ là chiến tranh ly
khai (1861 - 1865). Thoạt tiên, Nam Carôlinơ tuyên bố ly khai, rồi tiếp theo
là mười bang khác kiên trì chế độ nô lệ. Đây là một cuộc chiến tranh không
cân sức, đối lập một miền Bắc 22,5 triệu dân có công nghiệp hiện đại và ưu
thế hải quân với một miền Nam nông nghiệp 8,7 triệu dân (trong đó 3,5
triệu là nô lệ hướng về miền Bắc). Tuy nhiên thời gian đầu, với một số
tướng tài, miền Nam đã giành một số thắng lợi khá vang dội. Những người
dân "xóm nô" ở các đồn điền miền Nam - những Joóc-Gà, Kitzi, Pompi...;
vốn trông chờ một sự đổi đời ở thắng lợi của miền Bắc, đã trải qua những
cơn tuyệt vọng khi nghe tin quân Yanki thất trận nặng nề ở Bulrăn (21-7-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.