Mẹ: Vậy thì nói cho mẹ nghe đi. Làm cho mẹ hiểu xem chuyện gì đang
xảy ra đi!
Con trai: Thôi... chẳng có gì. Con không muốn bàn về chuyện này. Con
mệt rồi. Con muốn đi ngủ.
Mẹ: Con sẽ không đi đâu hết cho đến khi chúng ta giải quyết xong
chuyện này, và ngay bây giờ.
Con trai: Mẹ! Nói chuyện kiểu này thì có ích gì? Mỗi lần nói chuyện
với mẹ về đề tài này là y như rằng chúng ta lại cãi nhau. Lúc nào cũng vậy
thôi.
Mẹ: Con nói lúc nào cũng vậy nghĩa là thế nào? Tất cả những gì mẹ đòi
hỏi ở con chỉ là nói ra cho mẹ biết để mẹ hiểu con hơn.
Con trai: Con đã cố nói chuyện với mẹ trong nhiều năm qua, cố làm
cho mẹ nhìn nhận mọi việc theo cách của con nhưng mẹ chỉ biết áp đặt ý
kiến của mình, bắt con phải tuân theo. Suy cho cùng, đâu phải là mẹ muốn
hiểu con mà là mẹ muốn ra lệnh cho con làm theo ý mẹ đấy chứ.
Mẹ: Này, mẹ áp đặt ý kiến của mình cho con từ lúc nào thế? Ví dụ, mẹ
nghĩ chúng ta đã thống nhất với nhau rằng con phải xin phép mẹ trước khi
con đi chơi kia mà? Hôm nay con đi chơi mà không được phép của mẹ
đúng không? Con thật vô trách nhiệm.
Con trai: À, mẹ muốn nói đến chuyện xảy ra hôm nay? Được thôi! Mỗi
lần con xin phép mẹ đi chơi, mười lần thì hết chín lần mẹ nói “không”. Vậy
thì còn xin xỏ làm gì khi con biết chắc là có nói gì thì mẹ cũng sẽ không
cho con đi chơi. Ít ra hôm nay con đã báo với mẹ là con đi chơi chứ không
phải lẳng lặng đi mà không nói gì.