Con chim trốn tuyết
Trần Phong Giao & Hoàng Ưng dịch
Cánh đồng lầy mênh mông chạy dọc theo theo bờ duyên hải Essex
, giữa
thôn Chelmbury và Wickaeldroth, một bến chài của dân Saxon ngày xưa
.
Đây là miền hoang đại cuối cùng còn sót lại tại nước Anh, một miền sình
lầy, hẻo lánh đầy cỏ lác và lau sậy với những bãi cỏ ngợp nước trải dài tới
bên bờ những ruộng muối lớn. Những bãi bùn non và những vũng nước
thuỷ triều sát bên đại dương đầy sóng gió.
Những đường mương rạch do nước thuỷ triều xẻ vào nội đại và những
nhánh sông nhỏ lượn uốn quanh co trước khi tuôn ra biển cả, qua miền lầy
lội, mặt đất bập bềnh lên xuống như hô hấp theo nhịp thuỷ triều lên xuống
mỗi ngày. Cảnh tượng vắng vẻ, cho ta cảm giác càng thêm quạnh hiu bởi
tiếng kêu, tiếng gọi của loài dã điểu làm tổ trong những đầm lầy hay ruộng
muối những con ngỗng trời, những con hải âu, vịt trời, le le, cò lửa, cò
hương mò mẫm tìm mồi trên những hồ nước mặn. Còn sự hiện diện của
loài người thì không có, không thấy một ai, hiếm lắm mới thấy một người
lưới chim hoặc vài thổ dân mò sò, tới đó tiếp tục làm cái nghề đã cũ mèm
ngay từ hồi những người Normand đặt chân lên miền Hasting
.
Màu xám, màu xanh và màu xanh lá cây nhạt là những màu nổi bật, bởi
vì suốt trong những mùa đông dài dằng dặc, nhiều vũng nước trên bãi biển,
trên đầm lầy phản chiếu ánh sáng lạnh lẽo và xám đen của bầu trời. Nhưng
đôi khi, vào buổi bình minh hoặc lúc hoàng hôn, màu trời sắc đất bực lên
như ánh lửa vàng, lửa đỏ.
Sát bên một nhánh quanh co của con sông Aelder nhỏ bé có một quãng
đê thuộc bức trường thành trấn giữ bờ biển ngày xưa, khúc đê nhẵn và kiên
cố, không một kẽ hở, đó là thành luỹ bảo vệ đất liền chống lại sự xâm lấn
của biển cả. Con đê chạy sâu vào tận hồ muối, sâu vào đất liền tới ba dặm
kể từ eo biển nước Anh, rồi từ đó rẽ theo hướng Bắc. Chính ở góc đó mặt
đê bị sóng biển nhồi vỗ đã rạn vỡ tan tành. Con đê bị chọc thủng và qua