chỗ hổng, biển cả như con thú đói ùa vào tranh giành đất đai, cả bức trường
thành và cả những vật gì còn lại nơi đó.
Lúc thuỷ triều rút, trơ ra những tảng đá vỡ màu xám đen, vết tích của
ngọn hải đăng hoang phế, nằm phơi trên mặt nước, lác đác quanh đó, tựa
như những cái phao cột xác chết, rải rác đầu những cây cọc của của một
hàng rào đã bị lúc xuống
. Ngày xưa ngọn hải đăng nhô cao trên biển và
ánh đèn đã từng soi sáng dọc miền duyên hải Essex. Theo dòng năm tháng,
sóng biển soi đất lở dần, ngọn hải đăng hoá thành vô dụng.
Gần đây nó lại được dùng làm nơi trú ngụ của loài người. Có một người
đàn ông cô độc đến đó ở. Thân hình méo mó, nhưng tâm hồn anh tràn đầy
tình thương đối với các loài hoang thú bị săn đuổi. Trông anh thật xấu xí
nhưng chính anh lại là người tạo ra cái đẹp. Câu chuyện sau đây thuật về
chính chàng trai đó, và một cô bé đã tìm hiểu được chàng, tìm hiểu được
một vẻ đẹp nào đó tiềm ẩn bên trong cái thân hình thô kệch của chàng.
Đây không phải loại truyện có bố cục với những tình tiết nhịp nhàng hấp
dẫn. Cốt truyện được thu góp từ nhiều nguồn và từ nhiều người, một phần
dưới hình thức những mẩu chuyện vụn vặt của chính những người đã
chứng kiến những cảnh tượng khốc liệt và kỳ lạ. Rốt cuộc, biển cả đã trở lại
nguyên vị, bao phủ lên nơi chiến trận lớp sóng nhấp nhô, và bóng chim
trắng khổng lồ, hai đầu cánh đốm đen, cánh chim đã từng chứng kiến sự
việc từ đầu đến cuối, cũng đã quay về miền yên lặng huyền bí, cóng lạnh
của vùng Bắc cực, là nơi mà từ đó nó đã bay đi.
Vào cuối mùa xuân năm 1930, Philip Rhayader tìm đến ngọn hải đăng
hoang phế ở cuối sông Aelder. Chàng mua vọng đèn bỏ hoang cùng nhiều
mẫu đất lầy và đồng cỏ nước mặn quanh đó.
Chàng sống cô đơn và cặm cụi làm việc một mình quanh năm. Chàng là
hoạ sĩ chuyên vẽ chim và phong cảnh thiên nhiên. Vì nhiều lí do, chàng đã
trốn lánh khỏi xã hội loài người. Người ta có thể tìm ra một vài trong số
những lí do đó, trong những chuyến chàng xuống làng Chelmbury, nửa
tháng một kỳ để mua thực phẩm, phơi bày tấm thân lệch và bộ mặt đen đúa