kín. Bài báo ngớ ngẩn ấy của tờ Hải Đăng Brest đã làm cho dân chúng lo
sợ.
Ông thị trưởng không nhấc chiếc mũ quả dưa ra khỏi đầu mà còn kéo
sụp nó xuống thấp hơn rồi bỏ đi sau khi đã nhắc nhở:
— Ông cảnh sát trưởng, tôi buộc lòng báo cho ông biết… Và tôi nhắc lại
với ông rằng tất cả những gì xảy ra trong lúc này là thuộc về trách nhiệm
của ông.
Maigret gọi.
— Một cốc nửa lít, Emma!
Người ta không thể ngăn cản các nhà báo xuống khách sạn Amiral cũng
như vào quầy cà phê, gọi điện thoại, bàn cãi ầm ĩ. Họ đòi mực, đòi giấy. Họ
chất vấn Emma làm cho cô thêm hốt hoảng, đáng thương.
Bên ngoài, trời đã tối đen. Luồng ánh sang yếu ớt của mặt trăng đã bị
đám mây dày cản trở. Rồi các thứ bùn quánh này dính vào tất cả giầy dép
vì Concarneau chưa hề biết đến những đường phố lát gạch.
Maigret thốt lên với Michoux:
— Le Pommeret đã nói với anh là sẽ trở lại phải không?
— Vâng. Anh ấy về dùng bữa tối ở nhà.
— Địa chỉ ở đâu? - một nhà báo hỏi khi thấy mình không có gì để làm
nữa.
Người bác sĩ nói cho nhà báo biết chỗ ở của Le Pommeret, trong khi ông
cảnh sát trưởng chỉ biết nhún vai và kéo Leroy vào một góc.
— Anh có nguyên bản của bài báo ra sáng nay không?
— Tôi cũng vừa nhận được. Nó đang ở trong phòng tôi. Bài báo viết
bằng tay trái do một người nào đấy sợ người ta nhận ra mặt chữ của mình.
— Không có dấu của bưu điện à?
— Không. Bài được ném vào trong thùng báo toà soạn. Ngoài phong bì
có lời ghi chú: “Cực kỳ khẩn cấp”. Mãi đến tám giờ sáng thì một người nào
đấy mới biết được sự mất tích của Jean Servières, biết được chiếc ô tô đã
hoặc có thể bị bỏ lại gần sông Saint Jacques, và người ta nhận thấy có
những vết máu trên đệm ngồi. Và thêm vào đấy là người ấy không biết rằng
người ta còn phát hiện được nơi nào đấy những dấu vết của người lạ mặt có